Mức cholesterol cao có liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Đây là một tình trạng không lành mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, đặc biệt là sức khỏe tim mạch. Mức cholesterol xấu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và các bệnh mạch máu ngoại biên. Bạn cũng có thể bị huyết áp cao do mức cholesterol xấu tăng.
Chế độ ăn uống kém, lối sống ít vận động, béo phì, hút thuốc, thiếu tập thể dục, tiểu đường và tuổi tác là những yếu tố nguy cơ có thể góp phần làm tăng cholesterol. Có nhiều giải pháp giúp kiểm soát mức cholesterol cao và hầu hết trong số này liên quan đến sửa đổi lối sống và bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh nhất vào chế độ ăn uống...
Cũng giống như các loại thực phẩm lành mạnh khác, trà có thể giúp giảm cholesterol. Trà mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và nhiều nghiên cứu khác nhau cũng nhấn mạnh lợi ích của trà thảo mộc đối với cholesterol. Điều này là do trong trà rất giàu chất chống oxy hóa.
1. Trà xanh tốt cho người có cholesterol cao
Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và các lợi ích sức khỏe khác giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tốt cho sức khỏe tổng thể.
Hầu hết các nghiên cứu liên quan đến tác dụng giảm cholesterol của trà xanh đều liên quan đến hoạt chất của trà xanh, đó là chiết xuất catechin có thể:
Bạn có thể tiêu thụ hai tách trà xanh trong một ngày. Điều này cũng giúp hỗ trợ giảm cân, chức năng não tốt hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
2. Trà Ô long
Trà Ô long chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau, có tác dụng giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe:
Bằng cách kết hợp một tách trà Ô long vào thói quen ăn kiêng hàng ngày, bạn có thể cải thiện sức khỏe của mình.
3. Trà đen
Trà đen có tác dụng tốt đối với sức khỏe tim mạch. Theaflavin có trong trà đen giúp giảm cholesterol trong máu. Flavonoid - chất chống oxy làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các nghiên cứu cho thấy rằng với mỗi tách trà uống hàng ngày, bạn có thể hạ huyết áp, giảm nguy cơ mắc các biến cố tim mạch lớn (chẳng hạn như đau tim và đột quỵ) và nguy cơ tử vong do bệnh tim.
Trà đen cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu, kiểm soát huyết áp và cải thiện sức khỏe đường ruột.
Không giống như các loại trà khác, trà đen có chứa caffeine - khoảng 50 - 90 miligam mỗi cốc. Quá nhiều caffeine có thể khiến bạn lo lắng, bồn chồn và không thể ngủ được.
Để tránh sử dụng quá nhiều caffeine, hãy duy trì lượng caffeine hàng ngày dưới 400 miligam. Tuy nhiên ngoài trà đen thì cà phê cũng là thức uống hàng ngày bổ sung caffeine. Do đó hãy cân nhắc tổng lượng tiêu thụ caffeine có trong các đồ uống khác để tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe.