1. Nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần
Sức khỏe tinh thần tốt không chỉ mang lại tâm thế vui vẻ, hạnh phúc mà còn là “gốc rễ” cho một cơ thể khỏe mạnh toàn diện. Cụ thể, khi sức khỏe tinh thần bất ổn, thường xuyên cảm thấy buồn chán, căng thẳng, cơ thể dễ rơi vào trạng thái chán ăn, mất ngủ. Nếu để tình trạng này diễn ra thời gian dài có thể dẫn đến một số bệnh lý nghiêm trọng như cao huyết áp, đau dạ dày…
Do đó, bản thân mỗi người nên chủ động nuôi dưỡng sức khỏe tinh thần bằng cách thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội như các lớp học dưỡng sinh, tập thiền, hội nhóm bạn bè… Ngoài ra cũng nên tạo thói quen đi ngủ đúng giờ, đủ giấc khoảng 7 - 8 tiếng/ngày.
Còn với người thân, con cháu của người lớn tuổi, cũng nên sẻ chia, dành nhiều thời gian trò chuyện với ông bà, bố mẹ… Bên cạnh đó, đừng quên hỏi thăm thường xuyên, quan tâm về tình trạng sức khỏe để giúp người lớn tuổi không cảm thấy cô đơn, trống trải.
2. Vận động để sống khỏe, sống vui
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, vận động thường xuyên có thể cải thiện tâm trạng luôn vui vẻ và khiến bạn bình tĩnh hơn trong mọi hoàn cảnh. Bởi trong quá trình tập thể dục, cơ thể sẽ sản sinh ra Endorphin - chất dẫn truyền thần kinh giúp ức chế phản ứng căng thẳng.
Với những lợi ích trên, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, bạn nên động viên ông bà, cha mẹ… luyện tập một hoặc một vài môn thể thao yêu thích. Nếu có thể, bạn hãy dành thời gian để cùng vận động thể chất với họ. Điều này vừa tiếp thêm động lực luyện tập cho người lớn tuổi, vừa thể hiện được sự quan tâm và tạo ra những kỷ niệm đẹp, gắn kết tình cảm giữa ông bà, cha mẹ và con cháu.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn hình thức rèn luyện phù hợp với sức khỏe của người cao tuổi. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập để chọn được môn thể thao an toàn.
3. Dinh dưỡng cho người cao tuổi khỏe mạnh
Trên hành trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi, dinh dưỡng cân đối và đầy đủ đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch phòng chống bệnh tật. Tuy nhiên, sức khỏe người già thường hấp thu dinh dưỡng kém và dễ gặp vấn đề rối loạn tiêu hóa, nếu ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ ngọt, nhiều dầu mỡ.
Tốt nhất, để xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho người cao tuổi, bạn nên tự nấu ăn tại nhà và ưu tiên các món hấp, luộc. Lựa chọn các thực phẩm tốt như sữa, ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau quả, các loại dầu chứa chất nhiều chất béo không bão hòa (dầu oliu, dầu hướng dương và dầu hạt bông). Đồng thời, cần hạn chế sử dụng đồ ăn, thức uống chứa chất kích thích như caffeine, rượu, thực phẩm có hàm lượng muối cao như dưa cà, mì gói, giò chả, mắm tôm…
4. Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe 6 tháng/lần là cách giúp nâng cao sức khỏe tuổi già cần đặc biệt chú trọng. Thông qua các buổi khám với sự tư vấn của bác sĩ, người cao tuổi và gia đình có thể phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm ở giai đoạn mới khởi phát như tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, ung thư… Từ đó đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, rút ngắn thời gian chữa bệnh và ngăn chặn biến chứng xảy ra.
Để đảm bảo quá trình khám bệnh hiệu quả, cần lưu ý nên đưa người già đi thăm khám vào buổi sáng, mang theo bệnh án cũ để bác sĩ theo dõi tình hình sức khỏe. Ngoài ra, nếu thực hiện nội soi dạ dày, người bệnh cần nhịn ăn tối thiểu 6 tiếng trước khi khám. Nếu siêu âm bụng tổng quát, nên uống nhiều nước và nhịn tiểu cho tới khi hoàn tất.
5. Đề phòng tai nạn, gây té ngã
Khi tuổi tác càng cao, người già càng gặp nhiều vấn đề về dáng đi, mất thăng bằng, sự phối hợp các cơ kém, cùng với sự thoái hóa của các cơ quan thị giác nên có nguy cơ cao gặp tai nạn. Mặt khác, tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị bệnh nền như buồn ngủ, chóng mặt, mệt mỏi cũng góp phần khiến người cao tuổi dễ bị té ngã hơn.
Hậu quả không chỉ gây đau, chấn thương ảnh hưởng đến vùng đầu, gãy xương hông, cổ tay, cánh tay… mà còn tác động đến tinh thần, khiến người già luôn trong trạng thái sợ ngã, rối loạn cảm xúc, căng thẳng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
Chính vì vậy, để phòng tránh các nguy cơ té ngã khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, trong nhà phải đảm bảo đủ ánh sáng; gắn tay vịn ở hành lang, trong phòng tắm; trang bị dép mềm, phẳng khi đi trong nhà để tránh trơn trượt… Ngoài ra, gia đình nên đưa người cao tuổi đi kiểm tra thị lực (cườm, cận thị...), đồng thời hạn chế để họ lên xuống cầu thang.
Trên đây là 5 cách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, kéo dài tuổi thọ hiệu quả mà bạn không nên bỏ lỡ. Ngoài ra, để phòng ngừa một số rủi ro thường xảy ra với người già và đảm bảo điều kiện chăm sóc sức khỏe tốt hơn, nhiều người đã chọn mua bảo hiểm nhân thọ cho bố mẹ như một món quà ý nghĩa và thiết thực. Các quyền lợi chăm sóc sức khỏe của bảo hiểm sẽ tạo điều kiện để người tham gia có cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế hiện đại, thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.