Són tiểu xảy ra khi khi nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài làm người bệnh không kiểm soát được, có thể xảy ra với cả nam và nữ gây nhiều cản trở trong cuộc sống.
Són tiểu là gì? Són tiểu hay thường được gọi là tiểu không tự chủ, tình trạng diễn ra phổ biến và khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của bệnh lý mà tần suất són tiểu xảy ra nhiều hay ít.
Mặc dù căn bệnh này thường xuất hiện ở những người cao tuổi nhưng không phải nguyên nhân là do quá trình cơ thể lão hóa. Người bệnh nên chủ động thay đổi lối sống hoặc sử dụng thuốc điều trị thích hợp để giảm đi tình trạng đi tiểu không tự chủ và dẫn tới mang lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.
Để hiểu rõ hơn nếu mắc bệnh són tiểu, người bệnh thường gặp những biểu hiện được cụ thể như sau:
Việc són tiểu kéo dài có thể gây ra nhiều nguy cơ đáng lo ngại cho sức khỏe, công việc và chất lượng cuộc sống, dẫn đến suy giảm nghiêm trọng. Hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng tới cơ thể mà còn gây ra những tác động tiêu cực đến tâm lý và xã hội.
Tình trạng són tiểu kéo dài có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc giữ nước tiểu trong thời gian dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trong đường tiểu, dẫn đến viêm nhiễm đường tiểu và nhiễm trùng niệu đạo. Nếu không được điều trị kịp thời, các vấn đề này có thể lan rộng và ảnh hưởng đến thận, gây ra viêm thận, nghiêm trọng hơn là suy thận.
Việc phải thường xuyên rời khỏi công việc hoặc hoạt động để đi tiểu có thể gây gián đoạn và làm suy giảm năng suất làm việc. Ngoài ra, việc luôn phải lo lắng về tình trạng són tiểu cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý, gây ra căng thẳng, lo âu và sự mất tự tin.
Són tiểu gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống
Tình trạng són tiểu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh, bao gồm:
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên lĩnh vực của bệnh són tiểu để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm để giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng phục hồi sức khỏe.
Són tiểu không phải là một bệnh cụ thể, mà là một triệu chứng phổ biến của nhiều bệnh khác nhau. Nguyên nhân gây ra són tiểu có thể do lối sống, bệnh tật hoặc phương pháp điều trị. Dưới đây là phân loại són tiểu thành hai loại:
Són tiểu tạm thời:
Són tiểu do bệnh hoặc thay đổi cơ thể:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh són tiểu
Có một số yếu tố nguy cơ có thể tăng khả năng bị són tiểu. Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ liên quan đến són tiểu ở phụ nữ:
Cân nặng là một trong những yếu tố làm tăng áp lực lên bàng quang cũng như các cơ quan lân cận, làm suy yếu và kích thích bàng quang tiết nước tiểu khi ho hoặc hắt hơi. Sử dụng thuốc lá thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ tiểu không kiểm soát. Nếu trong gia đình có thành viên mắc chứng són tiểu, thì khả năng thế hệ tiếp theo cũng dễ mắc chứng này hơn so với gia đình khác.
Để chẩn đoán chính xác căn bệnh són tiểu, bác sĩ phải điều tra tần suất đi tiểu, lượng nước lúc đi tiểu bình thường và lúc rò rỉ cùng nhiều triệu chứng khác mà người bệnh gặp phải. Tiến hành kiểm tra và làm một số xét nghiệm đơn giản để tìm ra nguyên nhân. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp khác, bệnh nhân phải tiến hành kiểm tra xét nghiệm lâm sàng cần thiết.
Các xét nghiệm cận lâm sàng cần thực hiện:
Một số phương pháp điều trị són tiểu phổ biến hiện nay là:
Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị són tiểu phù hợp nhất với tình trạng của từng bệnh nhân
Chế độ sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng: Để duy trì một lối sống lành mạnh, người bệnh són tiểu nên hạn chế việc uống quá nhiều nước trong ngày và tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia và caffeine, vì chúng có thể gây tác động tiêu cực lên hệ bàng quang. Hơn nữa, chế độ ăn uống cũng cần được điều chỉnh một cách khoa học, bao gồm việc bổ sung đủ chất xơ để tránh tình trạng táo bón kéo dài và duy trì mức cân nặng ổn định và hợp lý.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Những ai thường mắc phải són tiểu?
Són tiểu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường thấy nhiều hơn ở trẻ em và người cao tuổi. Các yếu tố khác như bệnh Parkinson, bệnh tiểu đường, bệnh Alzheimer, và thậm chí cả sự căng thẳng cũng có thể gây ra són tiểu.
Nữ giới mắc bệnh són tiểu có nguy hiểm không?
Són tiểu ở nữ giới không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nó có thể gây ra sự không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Bệnh són tiểu ở nữ giới thường gây ra sự không thoải mái
Nên làm gì nếu mắc bệnh són tiểu sau sinh?
Són tiểu sau sinh là một vấn đề phổ biến và thường gặp ở phụ nữ. Trong giai đoạn mang thai và sau sinh, cơ bàng quang và các cơ xung quanh có thể bị suy yếu do sự căng thẳng và sự thay đổi hormone.
Són tiểu được xem là căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Nếu bạn thấy những triệu chứng nêu trên xuất hiện với mình hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn rõ hơn về bệnh.