Viêm loét dạ dày xảy ra khi axit dạ dày ăn qua lớp niêm mạc bảo vệ dạ dày của bạn và tạo ra vết loét hở. Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình bao gồm đau rát dạ dày và khó tiêu. Cần chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn ngừa vết loét lan rộng làm ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Dạ dày là một cơ quan của hệ tiêu hóa, nằm ở vùng bụng ngay dưới xương sườn bên trái.
Thức ăn ăn vào sẽ được đưa xuống thực quản và đẩy qua cơ thắt thực quản vào dạ dày, nơi nó được trộn với dịch dạ dày có chứa enzym và axit clohydric. Dạ dày nhào trộn thức ăn và phân hủy nó một cách cơ học cũng như hóa học.
Khi thức ăn đã đủ độ nhuyễn, nó sẽ được hấp thu và tống xuất vào các cơ quan tiêu hóa dưới và thải cặn bã ra ngoài.
Viêm loét dạ dày là tình trạng viêm hoặc nặng hơn là hình thành vết loét ở niêm mạc dạ dày. Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến và có thể điều trị được, nhưng chúng có thể trở nên nghiêm trọng nếu kéo dài quá lâu mà không điều trị. Một số vết loét chảy máu liên tục, có thể dẫn đến mất máu đáng kể theo thời gian. Một số có thể tiếp tục ăn mòn thành dạ dày cho đến khi gây ra thủng dạ dày.
Đôi khi, viêm loét dạ dày có thể kèm theo tình trạng viêm tá tràng. Cho nên người ta thường hay gọi là viêm loét dạ dày tá tràng.
Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Triệu chứng viêm loét dạ dày phổ biến nhất là đau rát dạ dày. Axit dạ dày làm cho cơn đau trở nên tồi tệ hơn, nhất là khi bụng đói. Cơn đau thường có thể thuyên giảm bằng cách ăn một số loại thực phẩm có tác dụng đệm axit dạ dày hoặc dùng thuốc giảm tiết axit, nhưng sau đó cơn đau có thể quay trở lại. Cơn đau có thể nặng hơn giữa các bữa ăn và vào ban đêm.
Trong một số trường hợp nặng, viêm loét dạ dày có thể gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng nghiêm trọng như:
Đau rát dạ dày là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của viêm loét dạ dày, hãy liên hệ ngay với bác sĩ tiêu hóa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến viêm loét dạ dày bao gồm:
Nhiễm H.pylori là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày
Bất cứ ai cũng có thể mắc viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, những người trẻ từ 20 tuổi trở lên, nữ giới nguy cơ mắc phải viêm loét dạ dày nhiều hơn.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển chứng viêm loét dạ dày, bao gồm:
Bác sĩ sẽ bắt đầu bằng cách hỏi bạn về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bạn. Họ sẽ muốn biết liệu bạn có thường xuyên sử dụng NSAID hay có tiền sử nhiễm H. pylori hay không.
Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán viêm loét dạ dày, các xét nghiệm bao gồm:
Bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám bệnh đầy đủ để chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày
Nội khoa
Điều trị chứng viêm loét dạ dày tập trung vào nguyên nhân gây ra nó. Ví dụ, nếu bạn bị nhiễm H.pylori, việc điều trị sẽ bao gồm thuốc diệt H.pylori. Nếu bạn đang sử dụng thuốc NSAID, bác sĩ sẽ cân nhắc giảm liều và đổi sang thuốc khác ít tác dụng phụ lên dạ dày hơn.
Thuốc có thể bao gồm:
Viêm loét dạ dày mức độ nhẹ đến trung bình có thể điều trị khỏi bằng thuốc
Ngoại khoa
Phẫu thuật được chỉ định khi thủng dạ dày, chảy máu không kiểm soát, tắc nghẽn đường ra dạ dày nghiêm trọng và vết loét không lành bằng điều trị nội khoa.
Chế độ sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng:
Hạn chế thức ăn cay nóng giúp ngăn ngừa Viêm loét dạ dày
Để ngăn ngừa loét dạ dày, hãy thực hiện các bước sau:
Biến chứng của viêm loét dạ dày?
Nếu không được điều trị, loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến thiếu máu, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
Nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm loét dạ dày là gì?
Nhiễm H.pylori và sử dụng thuốc NSAID quá liều là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Bệnh viêm loét dạ dày bao lâu thì lành?
Nếu bạn đang dùng thuốc theo quy định và tránh những thứ có thể làm vết loét nặng thêm, vết loét sẽ lành trong vòng vài tuần.
Hầu hết mọi người sẽ chỉ cần điều trị ngắn hạn, nhưng một số người mắc các bệnh mãn tính có thể gây loét mãn tính. Ví dụ, hội chứng Zollinger-Ellison khiến dạ dày của bạn sản xuất quá nhiều axit. Tình trạng mãn tính có thể cần dùng thuốc lâu dài.
Khi nào tôi nên đến ngay phòng cấp cứu?
Bạn nên đến ngay phòng cấp cứu nếu:
Viêm loét dạ dày được điều trị như thế nào?
Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra vết loét. Hầu hết mọi người sẽ được chỉ định thuốc ức chế bơm proton (PPI) để giảm lượng axit trong dạ dày. Bạn cũng sẽ cần dùng thuốc kháng sinh nếu vết loét dạ dày là do nhiễm H. pylori.
Loét dạ dày có thể quay trở lại sau khi điều trị, mặc dù điều này ít có khả năng xảy ra nếu nguyên nhân cơ bản được giải quyết.