Loãng xương ở nam là tình trạng bệnh lý về xương khá phổ biến ở nam giới. Tất cả nam giới đều nên tìm hiểu để trang bị cho bản thân các kiến thức cần thiết về bệnh loãng xương, vì loại bệnh này có diễn tiến âm thầm, hầu như không có dấu hiệu nào nhận biết cho đến khi bạn bị gãy xương.
Loãng xương là một bệnh về xương phát triển khi mật độ khoáng của xương và khối lượng xương giảm, hoặc khi chất lượng hoặc cấu trúc của xương thay đổi. Điều này có thể dẫn đến giảm sức mạnh của xương và có thể làm tăng nguy cơ gãy xương.
Loãng xương được gọi là “bệnh thầm lặng” vì nó tiến triển mà không có triệu chứng nào cho đến khi bị gãy xương.
Nó phát triển ở nam giới ít thường xuyên hơn ở nữ giới vì nam giới có bộ xương lớn hơn, quá trình mất xương của họ bắt đầu muộn hơn và tiến triển chậm hơn, và không có giai đoạn thay đổi nội tiết tố và mất xương nhanh chóng.
Xương bị ảnh hưởng bởi loãng xương có thể trở nên mỏng manh đến mức gãy xương xảy ra tự phát hoặc do:
Loãng xương có thể dẫn đến gãy xương tự phát hoặc gãy xương do các tai nạn nhỏ và thậm chí là các hoạt động cần dùng sức không quá nặng nề.
Do loãng xương không có các triệu chứng và dấu hiệu cảnh báo cụ thể, người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ ngay khi có bất kỳ bất thường nào về xương khớp.
Xương liên tục thay đổi - tức là xương cũ bị loại bỏ và thay thế bằng xương mới. Lúc trẻ, xương được tạo ra nhiều hơn là loại bỏ, do đó, bộ xương phát triển cả về kích thước và sức mạnh. Đối với hầu hết mọi người, khối lượng xương đạt đỉnh trong khoảng độ tuổi 30. Ở độ tuổi này, nam giới thường tích lũy nhiều khối lượng xương hơn phụ nữ. Sau thời điểm này, số lượng xương trong bộ xương thường bắt đầu giảm từ từ do việc loại bỏ xương cũ vượt quá sự hình thành xương mới.
Ở độ tuổi 65 hoặc 70, nam giới và phụ nữ mất khối lượng xương với tỷ lệ như nhau và sự hấp thụ canxi, một chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe của xương trong suốt cuộc đời, đều giảm ở cả hai giới. Mất xương quá nhiều khiến xương trở nên dễ gãy hơn.
Gãy xương do loãng xương thường xảy ra nhất ở hông, cột sống và cổ tay và có thể bị tàn tật vĩnh viễn. Gãy xương hông đặc biệt nguy hiểm.
Có hai loại loãng xương chính: Nguyên phát và thứ phát.
Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến chứng loãng xương ở nam giới:
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc loãng xương ở nam, bao gồm:
Thói quen lối sống không lành mạnh: Hút thuốc, sử dụng rượu quá nhiều, ăn ít canxi và tập thể dục không đủ, không thường xuyên.
Kiểm tra y tế để chẩn đoán loãng xương có thể bao gồm khai thác tiền sử, chụp X-quang, xét nghiệm nước tiểu và máu.
Bác sĩ cũng có thể yêu cầu kiểm tra mật độ khoáng xương, xét nghiệm này có thể xác định loãng xương, xác định nguy cơ gãy xương và đo lường phản ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị loãng xương.
Xét nghiệm BMD được công nhận rộng rãi nhất được gọi là phép đo hấp thụ tia X năng lượng kép trung tâm, hoặc xét nghiệm DEXA trung tâm. Phương pháp này không gây đau đớn và ít phải tiếp xúc với bức xạ nhiều, có thể đo mật độ xương ở hông và cột sống.
Mục tiêu điều trị loãng xương là bảo vệ khối lượng xương, ngăn ngừa gãy xương, giảm đau, và duy trì chức năng.
Thay đổi lối sống và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng:
Các bài tập chịu trọng lượng được thực hiện với bàn chân hoặc cánh tay cố định trên mặt đất hoặc một bề mặt khác, bao gồm:
Các bài tập này hữu ích vì chúng khiến cơ của bạn đẩy và kéo chống lại xương. Hành động này giúp cơ thể hình thành mô xương mới, giúp xương chắc khỏe hơn.
Bổ sung canxi và vitamin D, bằng thực phẩm hoặc bằng thuốc tùy tình trạng. Bổ sung Vitamin D được khuyến cáo với 600 đến 800 đơn vị/ngày. Bệnh nhân bị thiếu vitamin D có thể cần liều cao hơn. Bổ sung vitamin D thường được cho dưới dạng cholecalciferol - dạng tự nhiên của vitamin D, hoặc cũng có thể sử dụng ergocalciferol - dạng tổng hợp có nguồn gốc thực vật. Nồng độ 25-OH vitamin D3 nên được bảo đảm ≥ 30 ng/mL.
Điều trị bằng thuốc:
Bisphosphonat (Alendronate, risedronate, zoledronic acid, ibandronate) là thuốc lựa chọn đầu tay. Bằng cách ức chế sự hủy xương, bisphosphonat bảo vệ khối lượng xương và có thể làm giảm tỷ lệ gãy xương cột sống và xương đùi lên đến 50%.
Calcitonin: Sản xuất từ một loại hormone từ tuyến giáp và được chấp thuận để điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh, những người không thể dùng hoặc không dung nạp được các loại thuốc điều trị loãng xương khác.
Denosumab là một kháng thể đơn dòng chống lại RANKL (chất hoạt hóa thụ thể kappa-B) và làm giảm hủy xương do tế bào hủy xương. Denosumab có thể hữu ích cho bệnh nhân không dung nạp hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác hoặc ở bệnh nhân suy thận.
Romosozumab: Chất ức chế sclerostin, là loại thuốc điều trị loãng xương bằng cách ngăn chặn tác động của protein, giúp cơ thể tăng cường hình thành xương mới cũng như làm chậm quá trình mất xương.
Chất tương tự hormone tuyến cận giáp (PTH) và chất tương tự hormone tuyến cận giáp liên quan đến protein (PTHrP).
Lưu ý: Các loại thuốc khi dùng phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chế độ sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng:
Các thực phẩm giàu canxi như:
Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi từ ruột. Nó được tạo ra trong da sau khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số thực phẩm tự nhiên chứa đủ vitamin D, bao gồm cá béo, dầu cá, lòng đỏ trứng, gan, sữa và ngũ cốc.
Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
Nếu bạn ở nhóm đối tượng có nguy cơ bị loãng xương, có thể bổ sung canxi và vitamin D thích hợp, tập thể dục với kháng lực, phòng ngã và các biện pháp khác để giảm nguy cơ (ví dụ như tránh hút thuốc và hạn chế rượu).