Sa tinh hoàn (hay còn gọi là sa bìu, xệ tinh hoàn) là tình trạng túi bìu, một túi chứa tinh hoàn, bị chảy xệ do mất độ đàn hồi theo thời gian. Mặc dù không có cách nào để ngăn chặn tình trạng này, nhưng một số phương pháp điều trị có thể giúp bìu không bị chảy xệ quá nhiều.
Tinh hoàn được chứa trong túi bìu, một túi da lỏng lẻo giúp treo tinh hoàn ở phía dưới dương vật. Sa tinh hoàn (Saggy Testicles) là tình trạng tinh hoàn bị xệ xuống do túi bìu bị giãn ra.
Đó là một thực tế khắc nghiệt của quá trình lão hóa, các bộ phận sẽ bắt đầu chảy xệ. Theo sự tăng lên của tuổi tác, da sẽ mất dẫn collagen. Điều này làm cho lớp hạ bì trở nên mỏng và co giãn. Tình trạng này cũng xảy ra ở da vùng bìu, khiến chúng giãn ra và dẫn đến tình trạng sa tinh hoàn. Và hầu hết đàn ông nhận ra rằng bìu của họ sẽ bắt đầu chảy xệ khi họ già đi.
Sa tinh hoàn không phải là một tình trạng đáng lo ngại, nhưng nó có thể gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bên cạnh đó, nếu bạn bị sa tinh hoàn xuất hiện cùng với các triệu chứng khác chẳng hạn như sưng đau hay biến dạng vùng bìu, tinh hoàn, tuyến tiền liệt, thì tốt nhất bạn nên đi khám để có thể nhận biết các bệnh lý tiềm ẩn khác.
Triệu chứng duy nhất của sa tinh hoàn là tình trạng da bìu xệ xuống, tinh hoàn treo thấp hơn bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng khác nếu sa tinh hoàn là dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh. Các triệu chứng có thể bao gồm:
Về cơ bản, sa tinh hoàn không gây nguy hiểm gì cho bạn. Tuy nhiên, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bạn qua nhiều cách khác nhau:
Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng đáng lo ngại, chẳng hạn như đau ở vùng háng hay vùng tiền liệt tuyến thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bạn cũng có thể gặp bác sĩ để được tư vấn về vấn đề thẩm mỹ nếu tình trạng sa tinh hoàn khiến bạn mất tự tin.
Các triệu chứng của sa tinh hoàn có thể bao gồm sưng, đau vùng bìu
Bình thường, tinh hoàn sẽ được treo tách rời với cơ thể để giữ cho tinh hoàn ở nhiệt độ thích hợp để sản xuất tinh trùng. Vì nhiệt độ cơ thể thường dao động ở khoảng 37 độ, nhưng tinh hoàn cần một nhiệt độ mát hơn để có thể sản xuất tinh trùng khỏe mạnh.
Cơ treo bìu sẽ giúp kiểm soát mức độ nằm của tinh hoàn so với vùng háng để giữ nhiệt độ ổn định. Tinh hoàn được treo lơ lửng khỏi cơ thể một cách tự nhiên, nhưng khi trời lạnh, phản xạ của cơ treo bìu sẽ kéo tinh hoàn lại gần để giữ ấm. Tinh hoàn cũng có xu hướng di chuyển đến gần cơ thể hơn khi bạn bị kích thích tình dục. Do đó, trông chúng sẽ bớt chảy xệ hơn trước hoặc trong khi quan hệ.
Ở người trẻ, vì sự lỏng lẻo và linh hoạt của da bìu, tinh hoàn thường sẽ bị xệ xuống một chút. Mọi người thường nhận thấy điều này ở tuổi dậy thì khi bắt đầu sản xuất tinh trùng.
Khi một người già đi, da toàn cơ thể trở nên lão hóa, bao gồm cả da vùng bìu. Sự mất collagen sẽ gây ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da. Độ đàn hồi da đề cập đến khả năng căng ra và trở lại trạng thái bình thường của da. Mức độ đàn hồi của da sẽ khác nhau tùy theo mỗi người. Và da mất dần độ đàn hồi gây ra nếp nhăn và tinh hoàn bị xệ.
Theo thời gian, sự mất dần và đứt gãy collagen ảnh hưởng đến độ đàn hồi của da
Trong một số trường hợp, sa tinh hoàn có thể là kết quả của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó, chẳng hạn như giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Trong trường hợp này, do giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tĩnh mạch gần tinh hoàn sưng lên, tăng lưu lượng máu đến tinh hoàn từ đó khiến chúng nóng lên. Cơ thể có phản ứng bằng cách hạ tinh hoàn xuống để tránh chúng quá nóng, do đó dẫn đến xệ tinh hoàn. Nếu không điều trị, giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể dẫn đến vô sinh ở nam giới.
Mọi nam giới đều có nguy cơ mắc sa tinh hoàn, quá trình sa tinh hoàn có thể bắt đầu từ tuổi trung niên. Tuy nhiên, hầu hết nam giới nhận thấy sự khác biệt này ở độ tuổi 60 hoặc 70.
Quá trình lão hóa là nguyên nhân cũng như yếu tố nguy cơ chính dẫn đến sa tinh hoàn. Bên cạnh đó, một vài yếu tố nguy cơ khác liên quan đến sự lão hóa da có thể ảnh hưởng như:
Tiếp xúc ánh nắng mặt trời liên quan đến quá trình lão hóa da
Thông thường, tinh hoàn treo thấp không phải là vấn đề, trừ khi nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Hoặc đôi khi sa tinh hoàn xuất hiện cùng với các triệu chứng khác như sưng, đau hoặc biến dạng vùng bìu, tinh hoàn. Trong trường hợp đó, để chẩn đoán có bệnh lý tiềm ẩn kèm theo sa tinh hoàn, bác sĩ sẽ thực hiện hỏi bệnh và thăm khám, đồng thời có thể đưa ra các xét nghiệm nếu cần thiết.
Đầu tiên, việc hỏi bệnh có thể liên quan đến các triệu chứng sa tinh hoàn của bạn, có kèm theo như sưng hay đau không. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện khám ở vùng tinh hoàn để đánh giá xem có các tình trạng bệnh khác kèm theo như u, tràn dịch, teo tinh hoàn... Điều quan trọng là loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn khác ở tinh hoàn. Vì sa tinh hoàn chỉ là một triệu chứng diễn tiến do lão hóa theo thời gian, chứ không phải là một bệnh lý.
Nếu nghi ngờ do các bệnh lý khác như giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, xoắn tinh hoàn hay ung thư tinh hoàn. Bác sĩ có thể chỉ định thêm các xét nghiệm như: Siêu âm, xét nghiệm máu, swabs test, xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra.
Mặc dù theo thời gian, tình trạng bìu bị xệ do tuổi tác là hoàn toàn bình thường, nhưng một số người sẽ cảm thấy không thoải mái về vấn đề thẩm mỹ. Hoặc đôi lúc nó cũng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, chẳng hạn như vô tình ngồi phải tinh hoàn bị sa. Phẫu thuật là cách để giải quyết vấn đề này, bên cạnh đó, các phương pháp tập luyện khác cũng có thể giúp ích.
Một số lựa chọn phẫu thuật sẵn có để điều trị tinh hoàn bị xệ quá mức, được chỉ định cho các đối tượng cảm thấy sa tinh hoàn gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, nó cũng giúp giải quyết các vấn đề kèm theo như thường xuyên ngồi lên tinh hoàn bị sa.
Một trong số đó là phẫu thuật tạo hình bìu, giúp giữ cho bìu không bị xệ xuống. Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ loại bỏ phần da thừa để tinh hoàn được nâng cao hơn. Tuy nhiên, hiệu quả của phẫu thuật không lâu dài vì theo thời gian, da bìu sẽ tiếp tục bị giãn ra.
Trong trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh, phẫu thuật thắt các tĩnh mạch bị giãn sẽ giúp giải quyết vấn đề. Các triệu chứng sẽ biến mất và có tác động tích cực khi vết thương lành lại.
Phẫu thuật là cách để giải quyết sa tinh hoàn
Chế độ sinh hoạt:
Phần lớn hiện tượng sa tinh hoàn là do tình trạng lão hóa da, nên bạn có thể tham khảo các cách để giữ cho làm da khỏe mạnh nhất có thể, chẳng hạn như:
Bên cạnh đó, một vài bài tập khác nhau được xem là có thể giúp ích trong tình trạng sa tinh hoàn, mặc dù vẫn chưa có bằng chứng khoa học chứng minh tác dụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thực hiện các bài tập này để giúp rèn luyện cơ thể.
Một số người cảm thấy dễ chịu hơn khi tập các bài tập này, ngay cả khi không hiệu quả, thì các bài tập này cũng không gây hại hay làm cho tình trạng sa tinh hoàn trở nên tệ hơn. Do đó, bạn có thể tham khảo hai bài tập sau đây:
Chế độ dinh dưỡng:
Việc duy trì cân nặng khỏe mạnh và ăn uống một chế độ cân bằng cũng có tác động tích cực lên da, giúp hạn chế quá trình lão hóa da. Từ đó có thể giúp hạn chế diễn tiến của sa tinh hoàn theo thời gian.
Bạn cũng nên uống nhiều nước và bổ sung các loại vitamin A, B, C, E cũng như các acid béo omega-3 trong chế độ ăn uống để giúp duy trì sức khỏe làn da.
Một chế độ ăn giàu vitamin và omega-3 giúp hỗ trợ sức khỏe làn da
Khó để bạn có thể ngăn ngừa được tình trạng sa tinh hoàn, vì nguyên nhân của nó là do quá trình lão hóa. Mặc dù quá trình lão hóa sẽ diễn ra theo một lẽ tự nhiên, tuy nhiên, bạn có thể thực hiện một chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh như đã đề cập ở trên, để có thể giữ một làn da khỏe mạnh và hạn chế sa tinh hoàn.