Virus cúm A H3N2 là một phân nhóm virus gây ra bệnh cúm. Ở chim, lợn và người, virus này biến đổi thành nhiều chủng khác nhau về mặt di truyền và kháng nguyên trong những năm gần đây. Trong 10 năm qua, H3N2 có xu hướng chiếm ưu thế về tỷ lệ lưu hành hơn so với các chủng H1N1, H1N2 và cúm B.
Virus cúm có vật chất di truyền là RNA, thuộc họ Orthomyxoviridae. Chúng được phân thành bốn loại chính tùy thuộc vào đặc tính kháng nguyên và cấu trúc sinh học khác nhau của chúng. Trong các loại này, cúm A và cúm B là hai loại gây bệnh cho con người. Trong khi cúm B chỉ giới hạn với quy mô dịch mức độ nhẹ đến trung bình, thì cúm A đã gây ra các đại dịch cúm trong lịch sử loài người.
Virus cúm A H3N2 là một trong nhiều phân nhóm của cúm A. Tên của virus được đặt dựa trên hai loại protein chính nằm trên vỏ ngoài của nó gồm hemagglutinin H và neuraminidase N. Hai loại protein này đóng vai trò là kháng nguyên quyết định khả năng ngưng kết hồng cầu ở động vật. Có tổng cộng 15 loại kháng nguyên H và 9 loại kháng nguyên N. Với những tổ hợp giữa kháng nguyên H và N khác nhau sẽ tạo nên các phân tuýp khác nhau của virus cúm A.
Virus cúm A H3N2 tiến hóa từ H2N2 bằng cách thay đổi kháng nguyên. Virus này ban đầu lưu hành ở lợn. Từ khi con người bị nhiễm bệnh, virus này được gọi là virus biến thể, được ký hiệu bằng chữ v phía sau (virus A(H3N2)v).
Virus H3N2 lần đầu tiên được phát hiện ở người vào năm 1968 gây ra đại dịch cúm mang tên là cúm Hồng Kông. Từ năm 1968 đến 1969, đại dịch này đã giết chết khoảng một triệu người trên thế giới, ước tính có 500.000 cư dân Hồng Kông bị lây nhiễm (chiếm 15% dân số) với tỷ lệ tử vong thấp. Tại Hoa Kỳ ghi nhận có khoảng 100.000 người tử vong.
Cúm do virus H3N2 gây ra chiếm ưu thế trong mùa cúm năm 2017 - 2018. Dữ liệu cho thấy có 808.129 ca nhập viện liên quan đến cúm được báo cáo tại Mỹ vào thời gian này, trẻ em và người cao tuổi là nhóm nguy cơ cao mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em chưa được chủng ngừa.
Tại Việt Nam, ngày 15/02/2012 Cục Y tế dự phòng trực thuộc Bộ y tế cho biết Việt Nam phát hiện ca nhiễm cúm A H3N2 có nguồn gốc từ lợn đầu tiên được ghi nhận tại Việt Nam.
Mặc dù cúm A H3N2 có liên quan đến tỷ lệ nhập viện và tử vong cao hơn, nhưng người bệnh cúm A H3N2 không có bất kỳ triệu chứng đặc biệt nào giúp phân biệt với các loại cúm mùa khác. Các triệu chứng thường xuất hiện gồm:
Chảy nước mũi trong nhiễm cúm A H3N2
Những đối tượng được xem là có nguy cơ cao diễn tiến các biến chứng liên quan đến cúm là:
Một số biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh cúm A H3N2 như:
Người mắc bệnh cúm A H3N2 do họ đã tiếp xúc với người hoặc vật đang nhiễm virus cúm A H3N2. Nguồn chứa virus cúm A có thể là các loài động vật như lợn, ngựa; các đồ vật là nơi ẩn mình của virus như bàn, ghế, vật dụng nơi công cộng,...
Phương thức lây truyền: Bệnh cúm lây lan qua đường hô hấp, qua giọt li ti của nước bọt hoặc dịch tiết từ mũi họng của người hoặc động vật chứa virus. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng.
Thời gian ủ bệnh thường ngắn, từ 1 - 5 ngày. Thời kỳ lây bệnh kéo dài từ 1 - 2 ngày trước khi khởi phát triệu chứng đầu tiên đến 3 - 5 ngày sau khi có triệu chứng.
Giọt bắn là nguồn lây nhiễm trực tiếp cúm A H3N2
Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm bệnh cúm, tỷ lệ lên tới 90% ở cả trẻ em hay người lớn.
Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm cúm A H3N2 là:
Vì cúm A H3N2 có thể chuyển biến thành đại dịch, cho nên đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh này cần được phát hiện sớm và cách ly kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, đánh giá nguy cơ dịch tễ và tiến hành các xét nghiệm chuyên biệt để chẩn đoán xác định bệnh.
Các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện virus cúm bao gồm:
Các bệnh cúm nói chung hay cúm A H3N2 nói riêng sẽ tự khỏi trong vòng 1 - 2 tuần. Hầu hết người bệnh được điều trị ngoại trú, trừ trường hợp bệnh tiến triển nặng hoặc xuất hiện các biến chứng. Tùy mức độ bệnh diễn tiến, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi người bệnh.
Với người bệnh có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và không có biến chứng, bác sĩ có thể đề nghị điều trị và theo dõi bệnh tại nhà. Người bệnh cần đảm bảo thực hiện điều trị như sau:
Đối với người bệnh thuộc nhóm đối tượng nguy cơ biến chứng cao, hoặc người bệnh diễn tiến nặng cần được theo dõi tại bệnh viện và đưa ra chiến lược điều trị phù hợp:
Thuốc kháng virus có kê toa bởi bác sĩ
Vắc xin cúm giúp giảm tỷ lệ tử vong do bệnh lên đến 80%, ngăn nhiễm bệnh 60% và giảm 50% các nguy cơ đột quỵ và tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm phòng cúm cần thực hiện ở mọi lứa tuổi từ trẻ 6 tháng trở lên, đặc biệt lưu ý với nhóm đối tượng nguy cơ cao có biến chứng nếu mắc cúm. Có ba loại vắc xin phòng cúm gồm Vaxigrip (xuất xứ Pháp), Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan) và GC Flu Quadrivalent (xuất xứ Hàn Quốc).
Để phòng ngừa hiệu quả cúm A H3N2 cũng như các loại cúm mùa khác, việc xây dựng một thói quen sinh hoạt lành mạnh là rất cần thiết. Bạn nên thực hiện một số việc làm dưới đây giúp bản thân và cộng đồng chung tay đẩy lùi bệnh cúm:
Rửa tay là cách phòng ngừa cúm đơn giản và hiệu quả