U xơ vòm mũi họng là là một khối u mạch máu lành tính xuất hiện trong khoang mũi. Mặc dù nó không ác tính (không phải ung thư) nhưng nó có thể phát triển nhanh chóng và lan rộng. U xơ vòm mũi họng có thể lan sang nhiều bộ phận khác nhau trong đầu như xoang, mắt, não và điều này có thể gây khó khăn cho việc điều trị.
U xơ vòm mũi họng còn được gọi là u xơ mạch máu ở khoang mũi vị thành niên. Đây là một khối u mạch máu lành tính về mặt mô học. Nó phát sinh từ rìa trên của lỗ vòm miệng và phát triển ở phía sau khoang mũi. Nó thường ảnh hưởng đến nam giới vị thành niên (vì đây là khối u nhạy cảm với hormone). Mặc dù là một khối u lành tính nhưng nó có tính chất xâm lấn cục bộ và có thể xâm lấn vào mũi, má, hốc mắt (biến dạng mặt ếch) hoặc não. Bệnh nhân bị u xơ vòm mũi họng thường có biểu hiện nghẹt mũi một bên với chảy máu cam nhiều.
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bao gồm:
Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi khối u phát triển. Các triệu chứng nghiêm trọng có thể bao gồm:
Chảy máu mũi là triệu chứng thường gặp của u xơ vòm mũi họng
Nếu không được điều trị, u xơ vòm mũi họng có thể dẫn đến:
Nếu con bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của u xơ vòm mũi họng như nghẹt mũi, chảy máu cam hoặc khó thở dai dẳng, hãy liên hệ với bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân rõ ràng gây ra u xơ vòm mũi họng.
Mặc dù nó không phải là do di truyền, nhưng trẻ em có thành viên trong gia đình mắc bệnh đa polyp tuyến gia đình có nhiều khả năng mắc u xơ vòm mũi họng hơn so với người bình thường.
Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc U xơ vòm mũi họng bao gồm:
U xơ vòm mũi họng thường gặp ở trẻ vị thành niên
Bác sĩ có thể chẩn đoán u xơ vòm mũi họng trong quá trình khám. Sau khi khám mũi, họ sẽ hỏi về các triệu chứng của bạn.
Ngoài hỏi bệnh sử đầy đủ và khám thực thể, bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm bao gồm:
Sau khi hoàn thành các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ xem xét và thảo luận về kết quả và phác thảo các lựa chọn điều trị tốt nhất cho con bạn.
Nội soi mũi họng giúp bác sĩ chẩn đoán U xơ vòm mũi họng
Nội khoa
Phẫu thuật là phương pháp điều trị u xơ vòm mũi họng được ưa chuộng hơn. Điều trị phụ thuộc vào kích thước và vị trí của khối u.
Trong một số trường hợp, bác sĩ phẫu thuật không thể loại bỏ toàn bộ khối u do vị trí của nó. Nếu không thể loại bỏ khối u hoặc nếu nó phát triển trở lại sau phẫu thuật, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật lại hoặc xạ trị. Xạ trị rất hiếm khi được cân nhắc, vì bức xạ, đặc biệt là ở gần não, có thể gây ra tác dụng phụ lâu dài. Thuốc thường có thể kiểm soát bệnh với ít tác dụng phụ hơn so với xạ trị.
Thuốc ức chế sự hình thành mạch là những loại thuốc có thể thu nhỏ khối u và bác sĩ có thể phẫu thuật loại bỏ khối u dễ dàng hơn.
Ngoại khoa
Thuyên tắc mạch: Thủ thuật này này được sử dụng ngay trước khi phẫu thuật để đóng các mạch máu cung cấp cho khối u nhằm hạn chế mất máu trong quá trình phẫu thuật.
Phẫu thuật để loại bỏ khối u: Phẫu thuật này thường được thực hiện bằng nội soi qua mũi. Nếu khối u không lan xa ra ngoài khoang mũi, có thể được thực hiện chỉ trong một cuộc phẫu thuật. Tuy nhiên, nếu khối u đã lan rộng đáng kể, có thể cần phải phẫu thuật nhiều lần. Nếu nó tác động đến não, các bác sĩ phẫu thuật thần kinh cũng sẽ tham gia. Phẫu thuật u xơ vòm mũi họng rất phức tạp do vị trí của khối u và nó phải được thực hiện bởi bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn cụ thể về loại phẫu thuật này.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chủ yếu để điều trị U xơ vòm mũi họng
Chế độ sinh hoạt:
Để hạn chế diễn tiến của U xơ vòm mũi họng, bạn có thể tham khảo các việc làm sau:
Chế độ dinh dưỡng:
Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể nào cho tình trạng U xơ vòm mũi họng, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe chung của trẻ.
Không có cách nào để ngăn ngừa khối u xơ vòm mũi họng.
U xơ vòm mũi họng xảy ra ở độ tuổi nào?
Phần lớn các khối u xơ vòm mũi họng phát triển ở trẻ vị thành niên từ 10 đến 20 tuổi hoặc trẻ sơ sinh. Rất hiếm khi nó xuất hiện ở nam giới lớn tuổi. U xơ vòm mũi họng hầu như không bao giờ ảnh hưởng đến nữ giới.
Các biến chứng của u xơ vòm mũi họng là gì?
Nếu không được điều trị, u xơ vòm mũi họng có thể dẫn đến:
Điều trị u xơ vòm mũi họng như thế nào?
Phẫu thuật cắt bỏ là phương pháp điều trị được lựa chọn hàng đầu, thường được thực hiện sau khi thuyên tắc mạch trước phẫu thuật để giúp cầm máu. Việc thuyên tắc có thể được thực hiện tối đa năm ngày trước khi phẫu thuật. Xạ trị có thể là một lựa chọn nếu không thể phẫu thuật hoặc chỉ cắt bỏ được một phần không hoàn toàn.
Sau khi đã phẫu thuật, cần theo dõi và chăm sóc trẻ như thế nào?
Ngay cả khi khối u của bệnh nhân được loại bỏ hoàn toàn trong quá trình phẫu thuật, vẫn có khả năng xuất hiện một khối u mới. Vì lý do này, bệnh nhân mắc u xơ vòm mũi họng sẽ cần phải tái khám hàng năm, trong thời gian đó các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra nội soi và chụp ảnh mới để theo dõi khả năng tái phát.
Nếu khối u không thể được cắt bỏ hoàn toàn và cần phải điều trị bổ trợ. Đến gặp bác sĩ thường xuyên hơn để theo dõi các triệu chứng, đánh giá tác dụng phụ và điều chỉnh liều lượng thuốc khi cần thiết. Những lần thăm khám này sẽ bổ sung cho việc kiểm tra nội soi và nghiên cứu hình ảnh định kỳ được đề cập ở trên.
Triển vọng lâu dài cho trẻ em mắc u xơ vòm mũi họng như thế nào?
Mặc dù u xơ vòm mũi họng là một tình trạng phức tạp nhưng kết quả lâu dài thường rất khả quan. Có thể có những tác dụng phụ do phẫu thuật hoặc điều trị nội khoa, nhưng những tác dụng phụ này sẽ được giảm thiểu nhờ đội ngũ bác sĩ đa ngành giàu kinh nghiệm.