Xuất huyết võng mạc là một triệu chứng thường gặp ở người bệnh đến khám tại phòng khám mắt. Xuất huyết võng mạc có thể xảy ra do bất cứ nguyên nhân nào làm tổn thương mắt hoặc mạch máu ở mắt của bạn. Khi có xuất huyết võng mạc, người bệnh có thể không có triệu chứng, hoặc một số người sẽ giảm hay mất thị lực.
Xuất huyết võng mạc (Retinal Hemorrhages) là thuật ngữ chỉ tình trạng xuất huyết ở võng mạc của bạn. Xuất huyết võng mạc có thể bao gồm xuất huyết chấm, đốm nhỏ hoặc xuất huyết lớn. Vị trí, kích thước và sự phân bố của đốm xuất huyết võng mạc có thể giúp gợi ý nguyên nhân dẫn đến chúng.
Bất cứ nguyên nhân nào như chấn thương, hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến hệ thống mạch máu ở võng mạc đều có thể dẫn đến xuất huyết võng mạc.
Hầu hết mọi người chỉ bị xuất huyết võng mạc một bên, xuất huyết võng mạc ở cả hai bên mắt cũng có thể gặp nhưng hiếm hơn. Một số người mắc xuất huyết võng mạc không có bất cứ triệu chứng nào. Một số đối tượng sẽ bị suy giảm thị lực hay mất thị lực, và tổn thương này có thể là vĩnh viễn, tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến xuất huyết võng mạc và lượng máu mất.
Quản lý xuất huyết võng mạc sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân, và nhiều trường hợp không cần điều trị gì. Vì xuất huyết võng mạc có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay nếu nhận thấy bất kỳ thay đổi nào về mắt hoặc về thị lực của mình.
Nhiều người không gặp bất kỳ triệu chứng nào khi mắc xuất huyết võng mạc. Nếu gặp các triệu chứng, có thể bạn sẽ nhận thấy những thay đổi về thị lực của mình. Các triệu chứng phổ biến nhất của xuất huyết võng mạc bao gồm:
Những biến chứng có thể có của xuất huyết võng mạc hay của các bệnh lý dẫn đến xuất huyết võng mạc bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy bất cứ sự thay đổi nào về mắt của mình, bao gồm cả suy giảm hay mất thị lực. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị, đặc biệt, hãy đến cấp cứu ngay nếu bạn đột ngột bị mất thị lực, đau mắt dữ dội hay thấy những đốm sáng hoặc hình ảnh ruồi bay lơ lửng trước mắt.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng như mất thị lực đột ngột
Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến triệu chứng xuất huyết võng mạc, sau đây là các nhóm nguyên nhân có thể có:
Các tình trạng khác có thể dẫn đến xuất huyết võng mạc như thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh bạch cầu, thiếu máu cục bộ ở mắt, rối loạn mô liên kết như trong bệnh lupus, tiền sản giật, bệnh võng mạc do độ cao hoặc viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn cấp tính.
Bệnh võng mạc đái tháo đường là một trong những nguyên nhân dẫn đến xuất huyết võng mạc
Bất cứ ai cũng có thể có nguy cơ mắc phải xuất huyết võng mạc, đặc biệt ở các đối tượng nguy cơ có các bệnh lý mạch máu nhất định. Ở trẻ em, một số trẻ được sinh ra bằng phương pháp hỗ trợ sinh bị xuất huyết võng mạc khi mới sinh (khoảng 50%). Người lớn trên 40 tuổi thường bị xuất huyết võng mạc hơn vì phát triển các vấn đề về mắt liên quan đến tuổi tác.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết võng mạc bao gồm:
Sử dụng các loại thuốc như aspirin hoặc warfarin làm tăng nguy cơ mắc xuất huyết võng mạc
Bên cạnh việc hỏi bệnh và khám bệnh cho bạn, bác sĩ sẽ lấy các chỉ số bao gồm huyết áp, đường huyết, chỉ số khối cơ thể trước khi thực hiện thêm bất cứ đánh giá nào khác.
Bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ chẩn đoán xuất huyết võng mạc bằng cách khám mắt và kiểm tra thị lực. Các xét nghiệm để bác sĩ định hướng được nguyên nhân dẫn đến xuất huyết võng mạc bao gồm:
Nội khoa
Xuất huyết võng mạc đơn độc có thể được quan sát và theo dõi tiến triển. Trong trường hợp xuất huyết không đe dọa thị lực thì không cần điều trị ngay lập tức. Nhiều người hầu như không cần điều trị gì, chỉ cần khám mắt theo dõi theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo xuất huyết sẽ tự lành.
Nếu có, các điều trị có thể bao gồm:
Ngoại khoa
Đôi khi, bạn cần phải thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật để điều trị tình trạng xuất huyết võng mạc. Can thiệp phẫu thuật được chỉ định trong các trường hợp xuất huyết dưới điểm vàng, dưới màng thuỷ tinh và thuỷ tinh thể, vì chúng có khả năng gây tổn hại thị lực không thể hồi phục. Phẫu thuật nhằm mục đích giải áp hoặc gắn lại võng mạc cho bạn.
Can thiệp điều trị được chỉ định trong các trường hợp xuất huyết có khả năng gây tổn hại thị lực không hồi phục
Để hạn chế diễn tiến của xuất huyết võng mạc, điều quan trọng là bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn và điều trị của bác sĩ. Các việc bạn có thể làm để giảm diễn tiến bệnh bao gồm:
Cách tốt nhất để ngăn ngừa xuất huyết võng mạc là phòng ngừa các nguyên nhân gây ra chúng, một số bước bạn có thể thực hiện bao gồm:
Tôi nên đến khám mắt bao lâu một lần?
Kiểm tra mắt thường xuyên có thể giúp bác sĩ theo dõi và chẩn đoán các vấn đề của bạn (nếu có), việc khám mắt tuỳ thuộc vào độ tuổi của bạn. Nếu bạn dưới 40 tuổi, bạn nên đến khám mắt định kỳ 5 - 10 năm/ lần. Người lớn từ 40 đến 54 tuổi nên khám mắt định kỳ 3 - 4 năm/lần. Người lớn từ 55 tuổi trở lên nên khám mắt định kỳ 1 - 3 năm/lần. Bên cạnh đó, việc khám mắt định kỳ còn phụ thuộc vào các bệnh lý nền của bạn.
Xuất huyết võng mạc có hồi phục hay không?
Có thể, nhiều người hồi phục hoàn toàn sau xuất huyết võng mạc. Thời gian hồi phục sẽ tùy thuộc vào triệu chứng cụ thể và nguyên nhân dẫn đến xuất huyết võng mạc. Hầu hết xuất huyết võng mạc sẽ hồi phục trong vòng 3 tháng.
Xuất huyết võng mạc có gây mù hay không?
Xuất huyết võng mạc có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho mắt, ảnh hưởng đến khả năng nhìn của bạn trong suốt phần đời còn lại. Một số người có thể bị giảm thị lực sau khi xuất huyết võng mạc. Ví dụ như xuất huyết dưới võng mạc sẽ có tiên lượng rất xấu và có khả năng sẽ không hồi phục được thị lực.
Xuất huyết võng mạc ở trẻ sơ sinh có tiên lượng như thế nào?
Trẻ sơ sinh bị xuất huyết võng mạc đa số là do chấn thương khi sinh, bao gồm sinh ngả âm đạo, sinh cần dụng cụ hỗ trợ. Hầu hết xuất huyết võng mạc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ do chấn thương đều có tiên lượng tốt và khỏi sau 2 đến 4 tuần.
Tôi có cần phẫu thuật để điều trị xuất huyết võng mạc hay không?
Trong trường hợp xuất huyết võng mạc gây đe dọa đến thị lực, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để điều trị xuất huyết võng mạc cho bạn. Với hầu hết các trường hợp xuất huyết võng mạc nhỏ, không nặng hơn và không ảnh hưởng thị lực, bạn chỉ cần theo dõi, tái khám theo lịch của bác sĩ yêu cầu mà không cần điều trị.