Viêm xương sọ là một tình trạng tương đối hiếm gặp, thường xảy ra như một biến chứng của nhiễm trùng tai hoặc xoang tiến triển ở những bệnh nhân đái tháo đường hoặc bị suy giảm miễn dịch. Chẩn đoán viêm xương sọ bằng lâm sàng và cận lâm sàng, tuy nhiên bệnh thường được chẩn đoán muộn. Thuốc kháng sinh dài hạn kết hợp với phẫu thuật cắt bỏ mô trong các trường hợp nặng là phương pháp điều trị chính. Viêm xương sọ là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm.
Viêm xương sọ hay còn gọi là viêm tủy xương nền sọ (SBO) là một căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ biến chứng cao bao gồm nhiễm trùng thần kinh. Thông thường, tình trạng viêm xương sọ là do nhiễm trùng từ các mô lân cận như là biến chứng của nhiễm trùng tai, huyết khối xoang tĩnh mạch, viêm màng não, áp xe, bệnh lý thần kinh sọ não và xâm lấn động mạch cảnh. Viêm xương sọ cũng có thể bắt nguồn từ nhiễm trùng cạnh mũi, chẳng hạn như viêm xoang bướm hoặc xoang sàng mà không liên quan đến viêm tai ngoài.
Viêm xương sọ chia thành 2 loại chính: Điển hình và không điển hình.
Bệnh nhân mắc viêm xương sọ thường có các triệu chứng không đặc hiệu như:
Ở viêm xương sọ điển hình, hầu hết bệnh nhân bắt đầu bằng viêm tai ngoài và có biểu hiện đau đầu, đau tai dữ dội, đau mặt, chảy mủ tai và trong những trường hợp nặng có thể mất thính giác dẫn truyền.
Trong các trường hợp viêm xương sọ trung tâm hoặc không điển hình, nguồn gốc có thể là bệnh xoang, dẫn đến có các triệu chứng khác như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nhức đầu và sốt.
Đau đầu là triệu chứng thường gặp trong viêm xương sọ
Viêm xương sọ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
Khi xuất hiện các triệu chứng kể trên hay bất kỳ dấu hiệu khác thường nào, cần liên hệ với bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra. Điều trị sớm viêm xương sọ để hạn chế bệnh diễn tiến nặng hơn và phòng ngừa các biến chứng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm trùng là nguyên nhân gây ra viêm xương sọ, nhiễm trùng có thể là do vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh nhân mắc viêm xương sọ do vi khuẩn có nhiều khả năng bị viêm tai ngoài, viêm tai giữa hoặc viêm xương chũm, dẫn đến điếc, đau tai và chảy mủ ở tai. Những bệnh nhân bị ức chế miễn dịch và viêm xoang mãn tính, đau xoang, sưng mặt hoặc quanh hốc mắt và chảy nước mũi thường xuyên, có khả năng mắc viêm xương sọ do nấm nhiều hơn.
Pseudomonas aeruginosa là vi khuẩn phổ biến nhất, tiếp theo là Staphylococcus aureus. Các vi khuẩn khác ít gặp hơn bao gồm Staphylococcus epidermidis, Salmonella, Proteus mirabilis, Mycobacteria không gây lao, Streptococcus pneumoniae, Treponema pallidum và Klebsiella.
Loại nấm thường thấy nhất là loài Aspergillus, các loại nấm khác Candida, Cryptococcus neoformans, Blastomyces, Mucor và Rhizopus.
Pseudomonas aeruginosa là nguyên nhân thường gặp nhất trong Viêm xương sọ
Viêm xương sọ thường gặp ở những người bệnh trên 65 tuổi, ngoài ra một số đối tượng cũng có nguy cơ mắc viêm xương sọ cao hơn như:
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc viêm xương sọ bao gồm:
Viêm xương sọ thường khó chẩn đoán vì các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu và diễn tiến kéo dài. Để chẩn đoán bệnh viêm xương sọ nên dựa theo bốn điểm như: Đánh giá chỉ số nghi ngờ lâm sàng cao, bằng chứng hình ảnh học về nhiễm trùng, sinh thiết lặp lại cho thấy kết quả âm tính đối với bệnh ác tính và kết quả dương tính ở xét nghiệm vi sinh với các bài test.
Chỉ số nghi ngờ lâm sàng cao
Bệnh nhân điển hình là một người đàn ông lớn tuổi mắc bệnh tiểu đường và viêm tai ngoài tái phát. Trong bối cảnh này, các xét nghiệm với tốc độ lắng hồng cầu tăng, nồng độ protein phản ứng C tăng và tăng bạch cầu giúp nâng cao chỉ số nghi ngờ lâm sàng.
Hình ảnh học
Nhiễm trùng trong viêm xương sọ có thể lan xuống phía dưới vào xương đặc của hố dưới thái dương, ảnh hưởng đến phần dưới lỗ dây thần kinh sọ não. Nên sử dụng một số kỹ thuật hình ảnh cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh viêm xương sọ như:
Tuy nhiên, sinh thiết thường là cần thiết trong quá trình lâm sàng để loại trừ bệnh ác tính, kiểm tra các đặc điểm của mô không bị ung thư và lấy mẫu vi sinh trực tiếp để nhuộm Gram, nuôi cấy và đánh giá độ nhạy cảm với kháng sinh. Ngoài ra, khả năng chẩn đoán viêm xương sọ có thể được tăng lên bằng cách xác định yếu tố nguy cơ của người bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh và đường lây nhiễm và luôn xem xét chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác.
CT scan tăng cường độ tương phản sử dụng trong chẩn đoán viêm xương sọ
Nội khoa
Với sự nghi ngờ lâm sàng về SBO và hình ảnh học tương thích, điều trị theo kinh nghiệm sớm bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch phổ rộng là điều cần thiết. Kiểm soát đầy đủ các yếu tố nguy cơ (chẳng hạn như bệnh tiểu đường) cũng rất quan trọng. Nên dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch phổ rộng kéo dài 6 - 20 tuần, sau đó dùng liệu pháp kháng khuẩn hoặc kháng nấm đường uống trong 12 - 48 tuần
Bất kỳ tác nhân nào cũng có thể gây ra quá trình viêm. Tuy nhiên, P. aeruginosa là tác nhân thường gặp nhất trong hầu hết các trường hợp. Trong điều trị, một liệu pháp kết hợp các loại kháng sinh khác nhau được sử dụng: Fluoroquinolones, Cephalosporin thế hệ thứ ba, Aminoglycoside, Carbapenems và Vancomycin được sử dụng.
Ngoại khoa
Phẫu thuật cắt bỏ mô có thể cần thiết trong những trường hợp cụ thể, bao gồm cả những trường hợp có liên quan đến mô mềm rộng, đau dữ dội mặc dù đã điều trị bằng kháng sinh, biến chứng (hình thành áp xe) hoặc cô lập xương, cũng như các trường hợp khó chữa.
Các phương pháp khác đối với các biến chứng, chẳng hạn như liệu pháp nội mạch đối với chứng phình động mạch giả và liệu pháp chống đông máu đối với huyết khối xoang tĩnh mạch, nên được cá nhân hóa. Trong trường hợp có biến chứng nội sọ, can thiệp phẫu thuật có thể là không thể thiếu và các thủ thuật khác nhau được sử dụng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của quá trình viêm, ví dụ như giải chèn ép dây thần kinh mặt, phẫu thuật cắt bỏ xương chũm.
Chế độ sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng:
Chế độ ăn cho người bệnh có kèm đái tháo đường trong viêm xương sọ
Bệnh có thể được phòng ngừa bằng cách thực hiện một số biện pháp như:
Viêm xương sọ có nguy hiểm không?
Đây là một tình trạng nguy hiểm, có khả năng gây ra các biến chứng nghiêm trọng bao gồm liệt dây thần kinh mà nó có thể biểu hiện, huyết khối xoang hang, giãn màng não và não, có thể gây tử vong.
Nhiễm trùng xâm nhập vào xương thái dương qua tai như thế nào?
Hầu hết các bệnh nhiễm trùng đều xâm nhập vào tai và nền sọ qua ống tai ngoài. Điều này thường xảy ra ở điểm nối giữa phần sụn và phần xương của ống tai ngoài. Chấn thương ở điểm nối này tạo điều kiện cho nhiễm trùng xâm nhập vào các mô bên dưới khiến bệnh lây lan nhanh chóng và sau đó xâm nhập đến xương nền sọ.
Viêm tủy xương nền sọ cũng có thể xảy ra sau nhiễm trùng tai giữa. Sự lây nhiễm sau đó vượt khỏi tầm kiểm soát.
Viêm tủy xương nền sọ có tái phát sau điều trị không?
Viêm xương sọ có thể tái phát. Đây thường là kết quả của việc điều trị không đầy đủ. Việc điều trị cần phải được tiếp tục và tình trạng nhiễm trùng sau đó sẽ được kiểm soát.
Làm thế nào trong quá trình điều trị biết được tình trạng nhiễm trùng đang được kiểm soát?
Khi cơn đau bắt đầu giảm bớt và biến mất thì điều đó có nghĩa là nhiễm trùng đang phản ứng với thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng sẽ chụp xạ hình gallium xương sau đó để biết tình trạng nhiễm trùng đã thuyên giảm hay chưa. Tuy nhiên triệu chứng chính là đau. Nếu điều đó giải quyết được thì nhiễm trùng cũng được giải quyết. Các dây thần kinh sọ não cũng sẽ lấy lại chức năng bình thường và là dấu hiệu cho thấy tình trạng nhiễm trùng đã được giải quyết.
Thời gian điều trị viêm xương sọ là bao lâu?
Tuỳ theo mức độ nhiễm trùng, tình trạng bệnh, phương pháp điều trị và các biến chứng mà thời gian điều trị có thể khác nhau. Ở những bệnh nhân nhập viện vì viêm xương sọ, thời gian điều trị thường dài hơn trong các trường hợp có bệnh đi kèm và/hoặc liệt dây thần kinh. Những bệnh nhân trải qua phẫu thuật nằm viện lâu hơn đáng kể so với những bệnh nhân không can thiệp phẫu thuật.