Tư vấn ngay: 0962956960 - Đại Cát Lộc

Viêm giác mạc chấm nông là gì? Những vấn đề cần biết về viêm giác mạc chấm nông

  • Ngày đăng: 21/05/2024
  • lượt xem: 27 lượt xem

Viêm giác mạc chấm nông là một triệu chứng không đặc hiệu của một số bệnh lý tại mắt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người mắc bệnh có thể bị đỏ một mắt hoặc cả hai mắt dạng chấm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng đến thị lực của người mắc. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản giúp bạn hiểu rõ về bệnh và có hướng điều trị đúng đắn nhất.

Tìm hiểu chung

Viêm giác mạc chấm nông là gì?

Thuật ngữ viêm giác mạc chấm nông (Superficial punctate keratitis - SPK) được Fuchs dùng để mô tả viêm giác mạc nông thứ phát sau viêm kết mạc cấp tính vào năm 1889.

Viêm giác mạc chấm nông là tổn thương ở giác mạc, biểu hiện này có thể gặp ở giai đoạn sớm của nhiều bệnh giác mạc khác nhau với nhiều chấm nhỏ li ti màu trắng hoặc xám trên bề mặt giác mạc. Viêm giác mạc chấm nông là loại viêm nông, nghĩa là giác mạc chỉ tổn thương lớp biểu mô. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh cũng như quá trình điều trị mà ảnh hưởng đến mắt nhẹ hay nặng.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm giác mạc chấm nông

Viêm giác mạc chấm nông có thể biểu hiện ở một mắt hoặc cả hai mắt với sự tổn thương biểu mô giác mạc với các chấm trắng. Ngoài ra còn có một số triệu chứng khác như:

  • Viêm giác mạc có dấu lấm chấm;
  • Biểu mô bị sưng và hơi nổi lên trên bề mặt giác mạc bình thường;
  • Tế bào biểu mô mờ đục như những vết trắng xám;
  • Sợ ánh sáng;
  • Giảm thị lực;
  • Đau mắt;
  • Mắt đỏ;
  • Chảy nước mắt;
  • Phù kết mạc;
  • Hạch trước tai.

Đỏ mắt, chảy nước mắt cũng là một dấu hiệu của bệnh viêm giác mạc chấm nông

Tác động của viêm giác mạc chấm nông với sức khỏe

Viêm giác mạc chấm nông là triệu chứng ban đầu của nhiều bệnh giác mạc khác nhau. Viêm giác mạc chấm nông không chỉ gây khó chịu cho người mắc bởi các vấn đề khác như đau mắt, xốn mắt,... mà còn dự báo một nguyên nhân gây bệnh khác ở mắt.

Biến chứng có thể gặp khi mắc viêm giác mạc chấm nông

Viêm giác mạc chấm nông không được quan tâm đúng mức và điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy giảm thị lực, hỏng mắt,...

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Những người trên 65 tuổi nên đi khám mắt hàng năm vì họ có nguy cơ mắc một số bệnh về mắt cao hơn người trẻ tuổi. Nếu bạn có các triệu chứng viêm giác mạc chấm nông như có dấu lấm chấm trên giác mạc, khó chịu, mẩn đỏ, nhạy cảm với ánh sáng hoặc mờ mắt,… bạn nên liên hệ với bác sĩ ngay để xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng về mắt này.

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm giác mạc chấm nông

Viêm giác mạc chấm nông là một biểu hiện không đặc hiệu do sự kích ứng hay tổn thương giác mạc do nhiều nguyên nhân gây nên. Nhiễm trùng, viêm hoặc chấn thương là những nguyên nhân phổ biến gây viêm giác mạc chấm nông. Trong đó virus là nguyên nhân phổ biến nhất gây viêm kết mạc.

Bệnh viêm kết mạc chấm nông do Adenovirus gây ra hay còn gọi là trường hợp viêm kết mạc cấp hay đau mắt đỏ là một bệnh lý gây đỏ mắt, đau mắt nhưng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt về sau. Viêm kết mạc chấm nông do Herpes thì thường hay tái phát và có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây nên tình trạng này bao gồm:

  • Viêm bờ mi: Viêm mí mắt được gọi là viêm bờ mi, bệnh gây ra do vi khuẩn (thường là tụ cầu vàng) trên da hoặc các tuyến sản xuất dầu bị tắc ở mí mắt. Tình trạng viêm này có thể dẫn đến tuyến nước mắt bất thường và làm hỏng lớp ngoài của giác mạc.
  • Viêm khô kết giác mạc: Khi mắc hội chứng khô mắt, tuyến nước mắt của họ không ổn định, dẫn đến giác mạc không khỏe mạnh và bị tổn thương.
  • Bỏng hóa chất, thuốc nhỏ mắt: Chất bảo quản có trong thuốc nhỏ mắt và dung dịch kính áp tròng có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người.
  • Tia sáng: Tiếp xúc với tia sáng như tia UV, hồ quang hàn, ánh nắng, lóa mắt khi nhìn vào tuyết dưới ánh nắng,... có thể làm tổn thương lớp bề mặt giác mạc.
  • Lạm dụng kính áp tròng: Kính áp tròng không vừa vặn, đặc biệt nếu kính áp tròng quá chật có thể làm hỏng bề mặt giác mạc.
  • Các chất kích ứng mắt: Thuốc dùng đường toàn thân, thuốc nhỏ mắt, khói bụi,... có thể gây kích ứng giác mạc.
  • Liệt mặt ngoại biên (bao gồm liệt Bell): Trong bệnh lý này, mắt không thể nhắm kín nên dễ tổn thương giác mạc.

Nguy cơ

Những ai có nguy cơ mắc phải viêm giác mạc chấm nông?

Bất kỳ giới tính nào đều có khả năng mắc bệnh lý ở mắt nói chung và bệnh lý viêm giác mạc chấm nông nói riêng. Đặc biệt phổ biến hơn ở những người từ 20 - 30 tuổi.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải viêm giác mạc chấm nông

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm giác mạc chấm nông là:

  • Bệnh lý ở mắt trước đó.
  • Sử dụng các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
  • Hay chạm tay lên mắt.
  • Lông quặm.
  • Liệt dây thần kinh VII ngoại biên.

Thói quen đưa tay lên mắt làm vi khuẩn dễ xâm nhập vào mắt và gây bệnh cho mắt

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán viêm giác mạc chấm nông

Chẩn đoán bệnh viêm giác mạc chấm nông dựa vào các triệu chứng ở mắt và khám mắt với kính hiển vi hay đèn soi đáy mắt. Kết quả đều cho thấy tổn thương dạng chấm đặc trưng bắt màu với fluorescein.

Điều trị viêm giác mạc chấm nông

Nhìn chung bệnh có thể khỏi trong 3 - 4 tuần. Với bệnh viêm giác mạc chấm nông trong giai đoạn đầu, điều trị bằng cách bảo vệ mắt với kính mát khi đi ra ngoài đường, sử dụng nước muối sinh lý rửa mắt, có thời gian cho mắt nghỉ ngơi. Bệnh viêm giác mạc chấm nông được điều trị bằng kháng sinh nhỏ mắt kết hợp nước mắt nhân tạo hay nước muối sinh lý. Thuốc giãn đồng tử cũng được sử dụng khi có sự sưng giác mạc.

Các điều trị khác phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh như:

  • Virus: Viêm kết mạc chấm nông do virus thường không cần điều trị gì. Bệnh sẽ tự khỏi trong vài tuần và thường không gây ảnh hưởng nghiêm trọng ở mắt. Nước mắt nhân tạo có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng như cộm xốn mắt, đau mắt,... Trong đó, viêm giác mạc chấm nông do Herpes có thời gian điều trị lâu hơn và dễ tái phát hơn.
  • Bệnh mắt: Viêm bờ mi, viêm kết giác mạc khô và bệnh mắt hột cần có phác đồ điều trị cụ thể dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt. Đặc biệt với viêm bờ mi thường được điều trị bằng cách chườm ấm, xoa mí mắt. Nước mắt nhân tạo và thuốc kháng sinh cũng có thể được khuyên dùng
  • Kính áp tròng: Khi nguyên nhân là lạm dụng kính áp tròng thì phương pháp điều trị bao gồm dừng đeo kính áp tròng, sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ mắt hoặc thuốc nhỏ steroid.
  • Thuốc, hóa chất: Ngưng các thuốc nhỏ mắt nghi ngờ gây nên tình trạng viêm kết mạc.
  • Tia UV: Viêm giác mạc do tia cực tím được điều trị bằng nước mắt nhân tạo, thuốc mỡ và thuốc giảm đau đường uống. Giác mạc bị tổn thương thường sẽ lành trong vòng một đến ba ngày sau đó.

Đồng thời bạn cũng nên có các biện pháp bảo vệ mắt như để mắt nghỉ ngơi, đeo kính râm,...

Đeo kính đúng cách giúp hạn chế bệnh lý ở giác mạc

Chế Độ Sinh Hoạt & Phòng Ngừa

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến viêm giác mạc chấm nông

Chế độ sinh hoạt:

  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử như máy tính, ti vi, điện thoại… liên tục trong thời gian dài.
  • Sử dụng kính áp tròng phù hợp với mắt của bạn, trong thời gian ngắn.
  • Tái khám theo lịch hẹn đến khi khỏi hẳn để tránh tình trạng bệnh tật tái phát, làm tình trạng bệnh thêm nặng.

Chế độ dinh dưỡng: Hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, dầu mỡ,… vì chúng có khả năng gây kích ứng mắt.

Phương pháp phòng ngừa viêm giác mạc chấm nông hiệu quả

Để phòng bệnh viêm giác mạc chấm nông cần chú ý những thói quen sinh hoạt hàng ngày:

  • Giữ vệ sinh mắt với nước muối sinh lý, nghỉ ngơi hợp lý,…
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, đeo kính mát khi đi đường,…
  • Hạn chế tiếp xúc với người có bệnh về mắt như đau mắt đỏ,…
  • Ăn uống đủ các nhóm chất để tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
  • Bổ sung vitamin A chống khô mắt.
  • Đeo kính mát khi đi ngoài trời.
  • Dùng gạc che mắt nếu có tật hở mi.

Cần xây dựng thói quen vệ sinh mắt đúng đắn để có một đôi mắt khỏe đẹp

Các câu hỏi thường gặp về viêm giác mạc chấm nông

Viêm kết mạc chấm nông có lây không?

Viêm giác mạc chấm nông có thể lây truyền sang người khác nếu nguyên nhân gây bệnh là virus và có sự tiếp xúc dịch tiết từ mắt người bệnh sang mắt người lành. Như khi bạn vô tình chạm phải dịch tiết người đau mắt đỏ do virus Adeno sau đó bạn chạm lên mắt mình, thì bạn có khả năng bị lây bệnh. Các nguyên nhân khác gây viêm giác mạc chấm nông như viêm giác mạc do thuốc, do kính áp tròng,... thì không lây.

Viêm kết mạc chấm nông có nghiêm trọng không?

Viêm giác mạc chấm nông thường không nghiêm trọng. Bệnh có thể tự khỏi sau 3 - 4 tuần mà không cần điều trị (viêm giác mạc chấm nông do virus). Tuy nhiên, cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để hạn chế bệnh tái phát cũng như tiếp tục diễn tiến theo chiều hướng xấu đi.

Sử dụng kính áp tròng thế nào để an toàn cho mắt?

Khi có nhu cầu sử dụng kính áp tròng, bạn nên thực hiện đeo và bảo quản kính theo đúng hướng dẫn sử dụng như: Bạn không nên đeo kính liên tục trong nhiều ngày, bạn nên tháo kính khi ngủ, ngâm kính trong dung dịch sạch, sử dụng thêm thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo giúp mắt không bị khô,...

Nước mắt nhân tạo là gì?

Nước mắt nhân tạo là một hợp chất lỏng có nồng độ pH và tính chất tương tự như nước mắt tự nhiên có vai trò chính là điều chỉnh độ ẩm cho mắt, rửa bụi bẩn,…

Tỏi có giúp ngăn ngừa bệnh viêm giác mạc chấm nông không?

Các thực phẩm chứa gia vị cay nóng như ớt, gừng, tỏi… khiến người bệnh đau mắt tăng cảm giác nóng, ngứa, rát khó chịu ở mắt, chảy nước mắt,… khiến tình trạng đau mắt đỏ tồi tệ hơn.

Bài viết liên quan

Gọi ngay cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo
Chat với chúng tôi qua Messenger