Bệnh Kohler là bệnh về xương chỉ gặp ở trẻ em. Mặc dù nguyên nhân chưa được hiểu đầy đủ nhưng người ta cho rằng nguyên nhân là do xương thuyền bị chèn ép trước khi cốt hóa dẫn đến sự bất thường về lưu lượng máu nuôi xương và gây hoại tử vô mạch. Bệnh Kohler thường gặp nhất ở trẻ nam từ 4 đến 7 tuổi. Bệnh lý này thường xảy ra một bên chân và có khoảng 25% bệnh Kohler xuất hiện ở cả hai bên. Bệnh Kohler có thể tự khỏi với tiên lượng tốt.
Bệnh Kohler được bác sĩ X-quang người Đức Alban Köhler (1874-1947) mô tả lần đầu tiên vào năm 1908 và đề cập đến tình trạng hoại tử vô mạch ở xương thuyền bàn chân. Bệnh Kohler là bệnh chỉ gặp ở trẻ em và thường gặp nhất ở nam giới từ 4 đến 7 tuổi.
Mặc dù nguyên nhân chưa được hiểu đầy đủ nhưng người ta cho rằng nguyên nhân gây nên bệnh lý này là do xương thuyền bị chèn ép trước khi cốt hóa dẫn đến sự bất thường về lưu lượng máu nuôi xương thuyền dẫn đến hoại tử vô mạch.
Bệnh Bệnh Kohler thường xảy ra một bên chân với các biểu hiện như đau, sưng ở giữa bàn chân và/hoặc đi khập khiễng ở một bên bàn chân. Trên phim X-quang bàn chân, xương thuyền sẽ có các đặc điểm tiêu biểu của hoại tử vô mạch (AVN) bao gồm tình trạng xơ cứng, phân mảnh và dẹt xương.
Bệnh Kohler có thể không có triệu chứng, tuy nhiên nếu có triệu chứng thì bệnh nhân thường đau vùng mu bàn chân. Khi khám thực thể bệnh nhân có thể bị đau ở một điểm trên xương thuyền có thể kèm nóng và sưng, đồng thời bệnh nhân có thể có biểu hiện khập khiễng do đau,... Tóm lại bệnh Kohler được đặc trưng bởi các triệu chứng:
Đau giữa bàn chân là vị trí phổ biến của bệnh Kohler
Bệnh Kohler hiếm gặp nhưng có thể gây đau đớn và suy giảm sức khỏe đáng kể khi đi lại ở trẻ mắc bệnh. Hầu hết các trường hợp đều được điều trị khỏi trong khoảng hai năm sau lần chẩn đoán đầu tiên đồng thời tình trạng này thường không gây ra bất kỳ vấn đề lâu dài nào.
Trong hầu hết các trường hợp bệnh Kohler không gây ra bất kỳ biến chứng lâu dài nào nhưng có thể gây đau đớn và khó chịu đáng kể khi bệnh xuất hiện.
Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng khó chịu nào kể trên để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Xương thuyền có nguồn cung cấp máu kép (cấp máu từ 2 nguồn). Một nhánh của động mạch mu chân cung cấp máu cho mặt sau của xương và nguồn cấp máu cho gan chân xuất phát từ nhánh gan chân trong của động mạch chày sau.
Cả hai nguồn cung cấp máu ở lưng và lòng bàn chân đều đi vào xương thuyền để cung cấp máu cho một phần ba trong và ngoài của xương. Điều này tạo ra một vùng vô mạch ở 1/3 trung tâm của xương thuyền. Các lỗ mạch máu của các nhánh xuyên giúp cung cấp máu cho vùng vô mạch này và được tìm thấy ở các bề mặt lưng, gan chân, trong và ngoài của xương thuyền.
Tuy nhiên, trong một nghiên cứu trên 100 xương thuyền tử thi thì có đến 97% lỗ mạch máu nhỏ hơn 1 mm. Về lý thuyết, bất kỳ sự chèn ép nào lên các lỗ mạch máu nhỏ này đều có thể dẫn đến giảm lưu lượng máu và khiến xương thuyền có nguy cơ bị hoại tử vô mạch.
Ở trẻ em, xương thuyền là xương cuối cùng được cốt hóa. Ở bé gái, nó cốt hóa từ 18 đến 24 tháng và ở bé trai từ 30 đến 36 tháng tuổi. Lý thuyết này chỉ ra rằng do quá trình cốt hóa chậm của xương thuyền nên nó yếu hơn các xương khác của cổ chân.
Khi trẻ lớn lên và trọng lượng cơ thể nặng hơn, xương thuyền có thể bị nén giữa xương sên và xương hình nêm vốn đã cứng. Việc chèn ép vào xương thuyền chưa được cốt hóa dẫn đến chèn ép các mạch xuyên vùng trung tâm gây thiếu máu cục bộ vùng này và sau đó tình trạng hoại tử vô mạch.
Tóm lại mặc dù lý do chính xác dẫn đến việc mất nguồn cung cấp máu cho xương thuyền vẫn chưa được biết rõ, nhưng tình trạng này được cho là có liên quan đến những vấn đề sau:
Chấn thương bàn chân cũng là một yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh Kohler
Bệnh Kohler có nguy cơ ảnh hưởng đến nam nhiều hơn nữ gấp 5 lần và thường gặp nhất ở trẻ em từ 4 đến 7 tuổi. Bệnh lý này phổ biến hơn ở trẻ em gốc Phi và gốc Tây Ban Nha.
Trẻ em hoạt động thể chất thường xuyên đặc biệt là những trẻ tham gia vào các hoạt động tác động nhiều lần lên bàn chân chẳng hạn như chạy hoặc nhảy có thể có nguy cơ mắc bệnh Kohler cao hơn.
Các yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm béo phì và tiền sử gia đình mắc các vấn đề về chân và có thể tự phát hoặc sau một chấn thương ở chân.
Các phòng thí nghiệm cơ bản như công thức máu toàn phần (CBC), protein phản ứng C (CRP) và tốc độ máu lắng (ESR) là cần thiết trong trường hợp nghi ngờ nhiễm trùng.
X-quang bàn chân là cận lâm sàng hình ảnh được lựa chọn trong chẩn đoán bệnh Kohler. Xương thuyền sẽ mỏng đi và xẹp xuống hay còn gọi là dẹt xương, xơ cứng và phân mảnh. Sưng nề mô mềm xung quanh xương thuyền cũng có thể được nhìn thấy trên X-quang thông thường. Hình ảnh nâng cao như CT và MRI không cần thiết để chẩn đoán bệnh lý này, chúng có thể trở nên cần thiết hơn nếu các triệu chứng của bệnh nhân không cải thiện khi điều trị.
X-quang là phương pháp hình ảnh giúp chẩn đoán bệnh Kohler
Chẩn đoán bệnh Kohler không cần sinh thiết xương và sinh thiết không được khuyến khích để chẩn đoán trừ khi cần loại trừ các bệnh lý như viêm khớp cổ chân do nhiễm trùng hoặc bệnh ác tính.
Bệnh Kohler trông giống như các dạng hoại tử vô mạch khác về mặt mô học. Đặc điểm mô học chính của hoại tử vô mạch là các bè xương chết với các lỗ rỗng sẽ nhuộm màu sâu hơn xương khỏe mạnh. Các lỗ khuyết sẽ to ra và có những thay đổi dạng nang.
Bệnh Kohler có tiên lượng tốt vì các triệu chứng không tồn tại lâu dài hoặc gây khuyết tật gì. Mục tiêu của bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và theo dõi tiến triển để có thể phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu bất thường của bệnh.
Bệnh này thường được điều trị bằng cách để cho bàn chân nghỉ ngơi, tránh tạo áp lực lên bàn chân bị đau và dùng thuốc giảm đau. Thông thường trong những trường hợp bệnh trong thời gian dài, bệnh nhân được gắn khung tập đi từ bàn chân đến đầu gối. Thiết bị này thường được sử dụng trong khoảng sáu tuần, sau đó một số bệnh nhân có thể sử dụng khung đỡ trong tối đa nửa năm. Tập thể dục vừa phải và tập các vật lý trị liệu cũng có ích cho bệnh nhân. Cụ thể các phương pháp điều trị bao gồm:
Giảm cân
Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp tránh béo phì, giảm áp lực tác động lên vùng cổ chân.
Dụng cụ chỉnh hình bàn chân
Các dụng cụ chỉnh hình bàn chân bổ sung lớp đệm để mang lại sự thoải mái khi đi lại, đồng thời giữ cho bàn chân và vòm bàn chân được hỗ trợ tốt nhất tùy theo đặc điểm riêng của từng bàn chân.
Giày dép
Những đôi giày tốt phối hợp với dụng cụ chỉnh hình giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động cũng như sự thoải mái khi di chuyển.
Cố định bằng ủng hoặc nẹp
Một số trường hợp nghiêm trọng việc cố định bàn chân và mắt cá chân giúp giảm tác động lên vùng cổ chân.
NSAID
Thuốc chống viêm không steroid có thể được sử dụng để giúp giảm đau. Điều trị bằng NSAID và cố định bằng cách bó bột trong thời gian ngắn giúp ích cho bệnh nhân vì tình trạng bệnh thường thuyên giảm theo thời gian. X-quang sẽ cải thiện trong khoảng 6 đến 48 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng. Nếu không bó bột, các triệu chứng thường hết sau 6 đến 9 tháng.
Tập vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi phạm vi chuyển động ở bàn chân và ngăn ngừa cứng khớp, tăng sức mạnh cơ bắp, cải thiện sự cân bằng khi đi lại, tăng cường khả năng vận động bàn chân, cổ chân và tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển trở lại hoạt động hàng ngày và giải trí.
Các bài tập tăng sức bền và tăng cường sức mạnh cơ để cải thiện phạm vi chuyển động ở bàn chân và tăng sức mạnh cơ bắp như ngồi, đứng và lên xuống cầu thang,... cần chú ý tăng dần mức độ tập luyện một cách an toàn và hiệu quả.
Phẫu thuật
Phẫu thuật không được chỉ định trong điều trị bệnh Kohler.
Các bài tập vật lý trị liệu giúp phục hồi phạm vi chuyển động ở bàn chân
Chế độ sinh hoạt:
Phát hiện sớm bệnh lý này và có kế hoạch quản lý chặt chẽ là điều rất quan trọng để có kết quả điều trị tốt. Bằng cách hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng bệnh cha mẹ có thể cùng với bác sĩ làm việc cùng nhau để chăm sóc và hỗ trợ giúp trẻ hồi phục tốt hơn.
Nghỉ ngơi, giảm đau, và tránh vác nặng quá mức, giảm cân tránh béo phì cũng giúp tránh diễn tiến nặng của bệnh.
Chế độ dinh dưỡng:
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể theo hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
Đến hiện nay vẫn chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bệnh lý này được ghi nhận.