Bệnh xơ cứng củ là một rối loạn di truyền hiếm gặp khiến các tế bào ở các bộ phận của cơ thể bạn sinh sản quá nhanh. Các tế bào dư thừa hình thành các khối u không phải ung thư, có thể hình thành ở bất cứ đâu trong cơ thể bạn. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng này thường phụ thuộc vào vị trí khối u và số lượng khối u trên cơ thể.
Xơ cứng củ (Tuberous sclerosis complex) là một bệnh di truyền hiếm gặp khiến các khối u phát triển khắp cơ thể. Những khối u này không phải là ung thư. Các khối u không phải ung thư, còn được gọi là khối u lành tính, nó do sự phát triển quá mức của các tế bào và mô ngoài dự kiến.
Da, não, mắt, tim, thận và phổi là những cơ quan thường xuyên bị ảnh hưởng. Tuy những khối u này không ác tính, chúng thường không di căn và lan sang các vùng khác của cơ thể. Nhưng sự tăng trưởng bất thường này có thể phát triển lớn hơn và có thể làm hỏng hệ thống cơ quan bị ảnh hưởng.
Số lượng, kích thước và vị trí cụ thể của những khối u bất thường này ở những người mắc bệnh xơ cứng củ có thể rất khác nhau và do đó mức độ nghiêm trọng của chứng rối loạn cũng có thể khác nhau. Các triệu chứng thường gặp bao gồm co giật, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, các vấn đề về hành vi, bất thường về da, bệnh phổi và bệnh thận.
Tỷ lệ mắc bệnh ước tính là 7 đến 12 trên 100.000 người. Bệnh được mô tả lần đầu tiên bởi nhà thần kinh học người Pháp Désiré-Magloire Bourneville vào năm 1880.
Các triệu chứng của bệnh xơ cứng củ là do sự phát triển các khối u ở các bộ phận của cơ thể, phổ biến nhất là ở da, não, mắt, thận, tim và phổi. Nhưng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng. Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào kích thước hoặc vị trí của khối u.
Mặc dù các triệu chứng ở mỗi người mắc bệnh xơ cứng củ là khác nhau nhưng chúng có thể bao gồm:
Động kinh là triệu chứng thường gặp của bệnh xơ cứng củ
Các triệu chứng của bệnh xơ cứng củ có thể được nhận thấy khi sinh. Hoặc các triệu chứng đầu tiên có thể xuất hiện trong thời thơ ấu hoặc thậm chí nhiều năm sau đó ở tuổi trưởng thành.
Hãy gặp ngay bác sĩ nếu bạn lo lắng về sự phát triển của con bạn hoặc bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của bệnh xơ cứng củ.
Bệnh xơ cứng củ là một rối loạn di truyền gây ra bởi sự thay đổi gen được gọi là đột biến gen ở gen TSC1 hoặc TSC2. Những gen này được cho là có tác dụng ngăn chặn các tế bào phát triển quá nhanh hoặc mất kiểm soát. Những thay đổi ở một trong hai gen này có thể khiến tế bào phát triển và phân chia nhiều hơn mức cần thiết. Điều này dẫn đến nhiều sự tăng trưởng trên khắp cơ thể. Nhưng sự tăng trưởng này được coi là lành tính không phải ung thư.
Xơ cứng củ là tình trạng bạn mắc phải khi mới sinh ra. Các bác sĩ chẩn đoán được một nửa số trường hợp trước khi trẻ được 7 tháng tuổi. Tuy nhiên, những trường hợp nhẹ có thể không được chẩn đoán. Tình trạng này có khả năng xảy ra ở tất cả mọi người như nhau, không có sự khác biệt về giới tính, chủng tộc hay sắc tộc.
Một số yếu tố dường như làm tăng nguy cơ phát triển chứng xơ cứng củ, bao gồm:
Gia đình có người mắc bệnh xơ cứng củ tăng nguy cơ phát triển bệnh
Chẩn đoán bệnh xơ cứng củ dựa trên việc xác định các triệu chứng đặc trưng, tiền sử chi tiết của bệnh nhân và gia đình, đánh giá lâm sàng kỹ lưỡng và nhiều xét nghiệm chuyên biệt. Các xét nghiệm có thể giúp xác định nguyên nhân gây ra chứng xơ cứng củ bao gồm:
Xét nghiệm di truyền giúp bác sĩ chẩn đoán được xơ cứng củ
Nội khoa
Các phương pháp điều trị nội khoa phổ biến:
Ngoại khoa
Nếu khối u ảnh hưởng đến chức năng của một cơ quan cụ thể chẳng hạn như thận, não hoặc tim, bác sĩ có thể đề nghị loại bỏ khối u bằng phẫu thuật. Đôi khi phẫu thuật giúp kiểm soát cơn động kinh do sự phát triển khối u não không đáp ứng với thuốc. Laser liệu pháp có thể cải thiện sự xuất hiện của các khối u trên da.
Chế độ sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng: Không có chế độ dinh dưỡng cụ thể nào cho bệnh xơ cứng củ, việc duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ là cần thiết cho sức khỏe chung của trẻ.
Không có cách nào để ngăn chặn xơ cứng củ. Tư vấn di truyền có thể giúp bạn hiểu được khả năng con bạn mắc tình trạng này. Các chuyên gia thường khuyên bạn nên tư vấn thêm về bệnh này nếu bạn có người thân cấp 1 (cha mẹ hoặc anh chị em) mắc xơ cứng củ.
Khi nào tôi nên đến ngay phòng cấp cứu?
Khi bạn bị co giật kéo dài hơn năm phút hoặc có hai hoặc nhiều cơn co giật liên tiếp mà giữa chúng không có thời gian để hồi phục thì bạn nên đến phòng cấp cứu ngay lập tức vì đây là một trường hợp cấp cứu y tế đe dọa tính mạng.
Làm thế nào để tôi tự chăm sóc bản thân mình?
Nếu bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn, bạn nên dùng thuốc theo đúng quy định. Bạn không nên ngừng dùng thuốc mà không nói chuyện với bác sĩ của mình trước. Việc dừng chúng đột ngột có thể làm tăng nguy cơ các triệu chứng quay trở lại hoặc trở nên tồi tệ hơn.
Nghiêm túc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị
Xơ cứng củ có thể điều trị khỏi không?
Bệnh xơ cứng củ là một tình trạng vĩnh viễn, suốt đời.
Tác dụng phụ khi điều trị bệnh xơ cứng củ?
Mỗi phương pháp điều trị sẽ có tác dụng phụ khác nhau và tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi người mà có mức độ khác nhau. Vì điều này, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn biết những tác dụng phụ hoặc biến chứng mà bạn có thể gặp phải. Họ cũng có thể cho bạn biết thêm về việc mất bao lâu để cảm thấy tốt hơn sau khi điều trị.