
Loạn sản phế quản phổi là một loại bệnh phổi mắc phải chủ yếu ở trẻ sinh non, những trẻ này cần được hỗ trợ hô hấp sau khi sinh. Loạn sản phế quản phổi là một dạng của bệnh phổi mạn tính. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin về khái niệm, triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố nguy cơ, chẩn đoán, điều trị và phương pháp phòng ngừa loạn sản phế quản phổi.
Thuật ngữ loạn sản phế quản phổi (Bronchopulmonary Dysplasia) lần đầu tiên được đưa ra bởi Northway và cộng sự vào năm 1967 để mô tả một dạng tổn thương mạn tính ở phổi do chênh lệch áp suất môi trường và tổn thương do oxy ở trẻ sinh non cần phải thở máy.
Mặc dù có những tiến bộ đáng kể trong chăm sóc trẻ sinh non trong những thập kỷ qua, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi vẫn tiếp tục ở mức cao. Những chiến lược mới này đã cho phép gia tăng tỷ lệ sống sót của trẻ sơ sinh nhẹ cân và dẫn đến sự thay đổi về đặc điểm của bệnh loạn sản phế quản phổi.
Jobe đặt ra thuật ngữ “loạn sản phế quản phổi mới” vào năm 1999 để mô tả bệnh phổi mạn tính ở trẻ sinh non vào thời điểm đó. “Loạn sản phế quản phổi mới” này cho thấy ít tổn thương đường thở và xơ hóa vách phế nang hơn nhiều khi so sánh với thuật ngữ “loạn sản phế quản phổi cũ” được đặc trưng bởi dị dạng vi mạch và sự đơn giản hóa phế nang.
Các triệu chứng của chứng loạn sản phế quản phổi rất khác nhau, chúng có thể bao gồm:
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu trẻ có:
Hãy đưa trẻ đến cấp cứu ngay lập tức nếu trẻ ngừng thở, khó thở hoặc da và môi chuyển sang tím tái.
Loạn sản phế quản phổi là một bệnh lý đa yếu tố, bệnh chịu tác động của nhiều yếu tố trước và sau sinh ảnh hưởng đến mẹ và trẻ sơ sinh. Các yếu tố nguy cơ trước sinh ảnh hưởng đến sự hình thành bệnh loạn sản phế quản phổi, bao gồm:
Tương tự, một số yếu tố sau sinh khiến trẻ sinh non mắc bệnh loạn sản phế quản phổi, bao gồm:
Trẻ sinh non cần thông khí cơ học là yếu tố nguy cơ của bệnh loạn sản phế quản phổi
Tỷ lệ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi thay đổi đáng kể giữa các nơi do sự khác nhau trong thực hành chu sinh, sự khác biệt trong quản lý và thiếu định nghĩa nhất quán về bệnh.
Tỷ lệ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi được quan sát cao nhất là ở trẻ sơ sinh được sinh ra ở tuổi thai thấp hơn và cân nặng khi sinh thấp hơn. Dữ liệu từ mạng lưới nghiên cứu trẻ sơ sinh báo cáo tỷ lệ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi ở trẻ sơ sinh rất nhẹ cân (cân nặng khi sinh dưới 1500 gram) là 40 đến 68%. Tỷ lệ mắc bệnh này được phát hiện là tỷ lệ nghịch với tuổi thai của trẻ sơ sinh.
Các yếu tố nguy cơ nhân khẩu học khác liên quan đến loạn sản phế quản phổi bao gồm giới tính nam, cân nặng khi sinh thấp, người da trắng, suy giảm tăng trưởng đối với tuổi thai và tiền căn gia đình mắc bệnh hen suyễn.
Mức độ sinh non ở trẻ sơ sinh phần lớn là điều khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi. Phần lớn trẻ sơ sinh bị loạn sản phế quản phổi được sinh ra sớm hơn 10 tuần, nặng dưới 2 pound (khoảng 0.9 kg) khi sinh và trẻ được sinh ra có vấn đề về hô hấp. Loạn sản phế quản phổi rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh sau 32 tuần mang thai.
Trẻ sinh non sớm hơn 10 tuần có nguy cơ mắc bệnh loạn sản phế quản phổi
Không có loại xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán loạn sản phế quản phổi. Nếu trẻ cần được hỗ trợ thở trong 28 ngày đầu đời, rất có thể trẻ sẽ tiếp tục mắc bệnh loạn sản phế quản phổi. Một số xét nghiệm có thể gợi ý và giúp chẩn đoán bao gồm:
Đôi khi siêu âm tim có thể giúp chẩn đoán loại trừ các bất thường về tim bẩm sinh.
Mục tiêu của điều trị loạn sản phế quản phổi là loại bỏ việc sử dụng oxy liệu pháp càng sớm càng tốt. Việc điều trị sẽ cải thiện chức năng phổi của trẻ và khả năng tự thở của trẻ. Điều trị bao gồm:
Điều trị có thể giúp trẻ bệnh loạn sản phế quản phổi cải thiện chức năng phổi và khả năng tự thở
Chế độ sinh hoạt:
Chế độ dinh dưỡng:
Nếu bạn đang mang thai, điều quan trọng là phải giữ cho bản thân và em bé khỏe mạnh và thực hiện các biện pháp để tránh chuyển dạ sớm. Nguy cơ sinh con mắc chứng loạn sản phế quản phổi giảm đáng kể nếu phổi của trẻ có đủ thời gian phát triển trong bụng mẹ. Bạn có thể giảm nguy cơ sinh con sớm bằng cách:
Tránh hút thuốc lá ở phụ nữ mang thai giúp phòng ngừa loạn sản phế quản phổi
Biến chứng của loạn sản phế quản phổi là gì?
Loạn sản phế quản phổi là một trong những bệnh lý phổ biến nhất liên quan đến sinh non và có liên quan đến các biến chứng sau:
Hội chứng suy hô hấp có gây loạn sản phế quản phổi không?
Trẻ sinh ra mắc hội chứng suy hô hấp có thể mắc bệnh loạn sản phế quản phổi, nhưng không phải tất cả trẻ sơ sinh đều mắc bệnh này. Hội chứng suy hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh có phổi kém phát triển, đặc biệt là trẻ sinh non. Khi phổi của chúng không có đủ chất hoạt động bề mặt, các phế nang trong phổi sẽ không nở ra như bình thường.
Trẻ mắc hội chứng suy hô hấp đôi khi cần phải sử dụng máy thở, sử dụng máy thở lâu ngày sẽ gây ra chứng loạn sản phế quản phổi.
Nguyên nhân gì khiến con tôi sinh non?
Trẻ sinh non (trước tuần thứ 37 của thai kỳ) có nguy cơ cao mắc chứng loạn sản phế quản phổi. Những nguyên nhân thường gặp nhất khiến phụ nữ mang thai sinh con sớm, bao gồm:
Nếu bạn đang mang thai, hãy khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo cả bạn và thai nhi đều an toàn và khỏe mạnh.
Loạn sản phế quản phổi có thể chữa khỏi không?
Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho loạn sản phế quản phổi, nhưng việc điều trị sẽ làm giảm nguy cơ tổn thương phổi thêm và giúp phổi của trẻ phát triển và hồi phục.
Sau khi điều trị bao lâu thì con tôi có thể tự thở được?
Sau khi điều trị, sức khỏe của trẻ sẽ dần được cải thiện trong vài tháng. Trong thời gian này, phổi của trẻ sẽ tiếp tục hồi phục và phát triển với mục tiêu là trẻ có thể tự thở.